Đông dược phòng và trị bệnh gan thận mủ ở cá tra

Ưu điểm của thuốc đông dược trong phòng và trị bệnh gan thận mủ ở cá tra đã được chứng minh. Tuy nhiên quá trình áp dụng đại trà lại vướng không ít khó khăn.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nhiều  hộ  nuôi  cá  tra thương phẩm cho biết trong  quá  trình  nuôi, bên cạnh một số loại bệnh thường xuyên xuất hiện như bệnh ký sinh trùng,  bệnh  đốm  đỏ  hay  xuất huyết,… bệnh gan thận mủ lại là một trong những bệnh có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, sản lượng đồng thời là một trong những bệnh thường hay nhiễm đối với cá tra ương nuôi.

Công trình của các viện nghiên cứu, trường đại học cho thấy tác nhân gây bệnh gan thận mủ là vi  khuẩn  Edwardsiella  ictaluri, lần đầu tiên được phát hiện trên cá  nheo  (Ictalurus  furcatus)  ở Mỹ (Hawke, 1976), cá trê trắng (Clarias  batrachus)  ở  Thái  Lan (Kasornchandra 1987).

TS Nguyễn Phú Hòa – Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM cho biết bệnh gan thận mủ xuất hiện khi nuôi cá tra với mật độ dày, môi trường ô nhiễm. Ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa lũ từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra. Tỷ lệ hao hụt lớn nhất ở cá giống, nhưng thiệt hại lớn nhất về kinh tế thường ở giai đoạn cá nuôi đạt 300-500g. Khi bệnh nặng cá thường bỏ ăn, bơi lờ đờ,  xuất hiện nhiều đốm trắng đục trên gan, thận, tỳ tạng, tỷ lệ chết cao. Những năm gần đây bệnh xuất hiện quanh năm. Tỷ lệ hao hụt có thể lên tới 10-50% tùy vào chế độ chăm sóc và hệ thống ương nuôi.

Bệnh gan thận mủ ở cá tra thường tái đi tái lại nhiều lần, thuốc tân dược phần lớn được sử dụng trong điều trị bệnh, tốn công và chi phí rất lớn. Đặc biệt là tình trạng tồn lưu dư lượng kháng sinh với các hóa chất cấm trong cá cao. Đây thật sự là một thách thức đối với ngành với ngành cá tra khi yêu cầu vệ VSATTP từ các nước NK ngày càng khắt khe.

Ứng dụng đông dược phòng và  trị  bệnh  gan  thận  mủ

Để tìm giải pháp cho vấn đề trên, đề tài nghiên cứu khoa học “Sản xuất thử - thử nghiệm thuốc đông dược phòng trị bệnh gan thận mủ ở cá tra” do kỹ sư Dương Văn Hai chủ nhiệm, nghiên cứu những bài thuốc đông dược ở địa phương chuyên trị bệnh gan, thận cho người, tính toán, phối hợp gia giảm những hoạt chất kháng sinh hoặc bổ sung thêm một số thành phần dược liệu bổ dưỡng sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề NTTS nói chung và điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra nói riêng. Đề tài đã được Sở Khoa học Công nghệ Bến Tre chấp nhận và cấp kinh phí thực hiện. Năm 2008 - 2009, 18 lô thử nghiệm đã được tiến hành và cho kết quả rất tốt, được hội đồng khoa học công nhận và ra quyết định nghiệm thu ngày 22/11/2010.

Việc  sử  dụng  đông  dược phòng và điều trị bệnh ở cá tra đã khẳng định được tính ưu việt. Theo tính toán, với liều lượng 3g/kg thức ăn, cho ăn thức ăn trộn thuốc 3 ngày và không trộn thuốc 7 ngày. Kết quả nâng tỷ lệ sống trong ương cá tra giống lên 2-5%, thời gian ương được rút ngắn từ 10-15 ngày. Đặc biệt, chi phí sử dụng thuốc thấp hơn nhiều so với sử dụng tân dược. Cụ thể: nếu sử dụng đông dược, chi phí thuốc sẽ là 400-500đ/kg đối với cá giống, 600đ/kg đối với cá thương phẩm; trong khi đó, đối với thuốc tân dược con số lần lược sẽ là 3.500-4.000đ/kg và 1.000-1.200đ/kg. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc đông dược sẽ hạn chế tối đa hiện tượng  cá  bị  nhiễm  dư  lượng kháng sinh, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu địa phương, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, tạo thêm thu nhập cho người dân.

Kỹ sư Lê Văn Đức, Công ty TNHH  Dịch  Vụ  Nông  nghiệp Minh Bảo, đơn vị đầu tiên thương mại hóa đông dược trong phòng và điều trị bệnh gan thân mủ ở trên cá tra, cho biết: “Với những lợi ích to lớn về kinh tế cũng như về xã hội, việc sử dụng đông dược trong NTTS sẽ là một xu hướng trong tương lai”.

Dự án “Thuốc đông dược phòng và trị bệnh gan thân mủ ở cá tra” do Trung tâm Chuyển giao  Công  nghệ  -  Dịch  vụ  và Phát triển Công đồng Nông Ngư nghiệp Việt Nam (FACOD) phối hợp  với  Công  ty  TNHH  Dịch vụ Nông nghiệp Minh Bảo thực hiện đã nhận được sự tài trợ với tổng kinh phí 30.000 USD của Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua cuộc thi “Ngày sáng tạo Việt Nam năm 2011”. Thời gian thực hiện dự án là 15 tháng, tập trung vào 3 mục tiêu chủ yếu: (i) Phát triển ứng dụng thuốc đông dược phòng trị bệnh gan thân mủ trên cá tra, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho người nuôi; (ii) Hạn chế sử dụng tân dược, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn thực phẩm hướng tới nuôi cá tra theo hướng bền vững; (iii) Góp phần tạo thế mạnh cạnh tranh cho con cá traViệt Nam trên thị trường quốc tế

Tư duy người sản xuất – rào cản đầu tiên

Việc  sử  dụng  thuốc  đông dược đã đạt được một số kết quả nhất định, có khả năng mở ra cách điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra hữu hiệu, góp phần sản xuất cá tra không có dư lượng kháng sinh, cá thương phẩm đạt tiêu  chuẩn  VSATTP,  đáp  ứngđược yêu cầu XK và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên quá trình ứng dụng đông dược vào trong sản
xuất đại trà gặp không nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc thay đổi tư duy, cách suy nghĩ của người sản xuất.

Anh  Phạm  Hồng  Tươi  – chuyên viên Phòng Quản lý chất lượng, Chi cục NTTS Bến Tre cho biết: “Quá trình ứng dụng đông dược vào sản xuất đại trà gặp không ít khó khăn do sản phẩm còn quá mới mẻ. Đặc biệt, việc thay đổi tư duy người sản xuất rất khó khăn, do họ đã quen với việc sử dụng thuốc tân dược, có hiệu quả tức thời. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng không dám “mạnh tay” khuyến cáo việc sử dụng đông dược đến hộ sản xuất, vì thuốc đông dược sẽ cho những tác dụng khác nhau trong những điều kiện môi trường nuôi khác nhau”.

Bên cạnh đó, người nuôi vẫn không mạnh dạn sử dụng thuốc đông dược một cách phổ biến mặc dù thừa nhận lợi ích to lớn của chúng. Ông Nguyễn Ngọc Thơm - chủ hộ nuôi cá tra có diện tích 7.000 m2 tại Phú Đức, Châu Thành, Bến Tre - cho biết: “Hiệu quả về mặt kinh tế của đông  dược  chúng  tôi  thấy  rõ, nhưng  quá  trình  áp  dụng  tôi vẫn không mạnh dạn lắm. Lúc cá bình thường tôi vẫn sử dụng nhưng khi có dấu hiệu bệnh là tôi chuyển qua sử dụng tân dược ngay vì sợ trở tay không kịp”

Rõ  ràng,  tâm  lý  của  người nuôi vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc phổ biến ứng dụng đông dược vào sản xuất thực tiễn. Quá trình thay  đổi tâm lý người nuôi cần nhiều  thời gian và cần sự phối hợp của  các cơ quan có liên quan. Các nhà  khoa học, nhà nghiên cứu cần có  nhiều công trình nghiên cứu hơn  nữa, kiểm tra tác dụng thực của  thuốc ở các điều kiện môi trường  khác nhau, thiết lập một số mô  hình trình diễn mẫu có những địa  bàn khác nhau… Những việc này  sẽ là tiền đề quan trọng và cũng  là cơ sở để các cơ quan quản lý  đẩy mạnh việc khuyến khích ứng  dụng đông dược vào trong sản  xuất đến nông dân. 

THƯƠNG MẠI THỦY SẢN - Số 148 | Tháng 04/2012
Đăng ngày 22/05/2012
Dịch bệnh

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:45 03/10/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 09:45 03/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:45 03/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:45 03/10/2024
Some text some message..