Đồng Tháp: Cá tra xuất khẩu gặp phải những thách thức

8 tháng đầu năm 2017, ngành chế biến và xuất khẩu cá tra của tỉnh được ghi nhận có sự tăng trưởng tốt. Song, do có nhiều thay đổi lớn về tỷ trọng xuất khẩu ở các thị trường truyền thống, ngành hàng cá tra xuất khẩu của Đồng Tháp đang đối mặt với một số thách thức lớn.

Đồng Tháp: Cá tra xuất khẩu gặp phải những thách thức
Chế biến cá tra xuất khẩu

8 tháng đầu năm 2017, sản lượng cá tra xuất khẩu ước đạt 183 ngàn tấn, kim ngạch ước đạt 468 triệu USD, tăng 32% về sản lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Kế hoạch năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Đồng Tháp ước đạt 260 ngàn tấn, kim ngạch dự kiến đạt 645 triệu USD.

Theo thống kê của Sở Công Thương, đến cuối tháng 7, một số thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng tốt như: Châu Á vẫn giữ tăng trưởng 11% (trong đó Trung Quốc tăng 21%), Châu Mỹ tăng 16% (chủ yếu nhờ khối thị trường khu vực Nam Mỹ như: Mexico, Canada, Colombia, Brazil tăng; nhưng thị trường Mỹ giảm 2%). Riêng thị trường Châu Âu giảm 1% (EU giảm 8%). Đến nay, thủy sản của Đồng Tháp xuất khẩu tổng cộng tại 134 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thị trường xuất khẩu cá tra những tháng đầu năm tương đối ổn định, riêng thị trường Trung Quốc tăng trưởng tốt (tăng 21%), do nhu cầu thị trường này rất lớn. Đây là yếu tố thuận lợi, góp phần bù đắp thiếu hụt những thị trường khác như: thị trường EU, Mỹ sụt giảm.

Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia thì rủi ro tại thị trường Trung Quốc thường cao, tính ổn định thấp, do phía khách hàng thích chọn hình thức nhập tiểu ngạch. Vì vậy, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Một trong những thách thức lớn nhất của con cá tra hiện nay là khó khăn khi xuất bán ở thị trường Mỹ, mặc dù đây là thị trường có giá xuất cao nhưng yêu cầu về chất lượng rất khắt khe (nổi bật nhất là luật Farmbill).

Theo đó, kể từ ngày 2/8/2017, tất cả các lô hàng cá bộ Silurformes nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được Cục kiểm định an toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện kiểm tra tại các Cơ sở kiểm tra nhập khẩu chính thức), cùng với thuế chống bán phá giá cao nên doanh nghiệp khó tiếp cận.

Theo ghi nhận từ Sở Công Thương, đến cuối tháng 7/2017, Đồng Tháp chỉ còn duy nhất một doanh nghiệp chính thức xuất cá tra sang thị trường này là Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (TP.Cao Lãnh). Tuy nhiên, trong thời gian tới, với nhiều quy định ngày càng khắt khe hơn từ thị trường Mỹ thì doanh nghiệp rất khó khăn khi xuất khẩu ở thị trường này. Đây cũng chính là thách thức không hề nhỏ mà ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp đang phải đối mặt.

Báo Đồng Tháp
Đăng ngày 08/09/2017
Mỹ Lý
Doanh nghiệp

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Gợi ý 10 khoáng chất được sử dụng phổ biến cho tôm hiện nay

Bổ sung khoáng chất là một phần thiết yếu trong quá trình nuôi tôm, bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sự phát triển và sức khỏe của tôm. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất không chỉ hỗ trợ tôm trong quá trình lột xác, hình thành vỏ mới mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm khoáng chất được thiết kế đặc biệt cho tôm, nhưng đâu mới là những lựa chọn tối ưu và được người nuôi tin dùng nhất?

Khoáng cho tôm
• 14:00 02/01/2025

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 09:38 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 09:38 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:38 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:38 15/01/2025
Some text some message..