Đồng Tháp: Công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng

Ngày 25/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cùng các sở, ngành liên quan tổ chức công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng (thuộc địa bàn ấp Phú Hòa A, Phú Hòa B, xã Phú Thuận A và ấp Long Thới B, xã Long Thuận của huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giáp ranh với huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) xảy ra từ ngày 4 - 6/2/2016.

họp dân
Họp dân công bố nguyên nhân cá chết

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, ngày 4 - 6/2/2016, trên đoạn sông Cái Vừng xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng, bè chết hàng loạt. Qua thống kê, có 37 hộ dân nuôi cá bị thiệt hại, với tổng số 106 lồng bè, gồm: cá he, cá rô phi, cá điêu hồng, cá lăng nha, cá chép, cá mè vinh… với tổng sản lượng khoảng 395 tấn. Ước tổng mức thiệt hại tài sản khoảng 13,7 tỷ đồng.

Sau khi tổng hợp kết quả điều tra và xác định nguyên nhân tình trạng cá chết hàng loạt, ngành chức năng đã có kết luận chính thức là do 4 nguyên nhân:

1) Sự biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng xấu đến các yếu tố thủy văn như mực nước thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 (từ 11 - 21cm) làm cho lòng sông bị thu hẹp lại, độ sâu mực nước giảm, lưu tốc dòng chảy chậm chỉ còn 0,05 - 0,09 m/s;

2) Lòng sông tích tụ nhiều nguồn chất thải gây nên ô nhiễm cục bộ;

3) Thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết nhằm ngày mực thủy triều khá thấp (nhằm ngày 25/12 âm lịch);

4) Cá chết nhiều và kéo dài là do việc xử lý cá chết không triệt để, đồng thời xả thải một lượng lớn cá chết ra tự nhiên làm cho môi trường ô nhiễm trầm trọng thêm.


Vụ cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng vào tháng 2/2016 gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi cá

Sau khi xảy ra vụ việc, UBND tỉnh Đồng Tháp đã sử dụng nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2016 với số tiền trên 900 triệu đồng để hỗ trợ cho hộ dân có lồng, bè bị thiệt hại do cá chết.

Báo Đồng Tháp, 25/08/2016
Đăng ngày 26/08/2016
Khánh Phan
Nuôi trồng

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 11:07 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 11:07 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 11:07 27/12/2024

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 11:07 27/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 11:07 27/12/2024
Some text some message..