Đồng Tháp: Mô hình nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè đạt lãi cao

Ông Phan Văn Lâm, sinh năm 1941, hiện ngụ tại ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công!

Mô hình nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè đạt lãi cao

Với một các bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống vào bè nuôi gần 1 tháng rồi tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Trước khi thả cá giống, ông Lâm đã vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột và ngâm bè dưới mặt nước nhiều ngày. Tiếp đó, ông thả cá bống tượng giống vào bè nuôi, gần 1 tháng sau ông thả tiếp chình giống vào nuôi ghép và cho cá giống ăn bằng các loại cá, tép... được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc mua cá biển đem về xay nhuyễn trộn với bột gòn. Ông Lâm cho biết: “Tôi nuôi năm nay trên-dưới 20 năm rồi.

Theo kinh nghiệm: tôi thấy, con cá chình nuôi chung con cá bống thấy nó đạt. Lý do là con cá bống bị con bọ vắt đeo; còn con cá chình thì bị con bọ rùa… Tôi thấy con cá chình nó ăn con bọ vắt, con cá bống nó ăn con bọ rùa… nên mấy năm nay tôi nuôi đạt… Đàn cá đang phát triển rất tốt. Nguồn thức ăn lúc trước tới mùa cá đồng, tôi cho ăn cá linh; hết mùa cá linh tôi cho ăn cá biển, cá nục chuối cho nó ăn… Hồi lúc thả vô, thời gian 3 – 4 ngày tôi mới cho nó ăn. Bây giờ, trong khi con cá nó sành rồi thì cách một ngày tôi cho ăn một lần, lượng mồi được 2,5kg/ngày. Thường thường, tôi cho ăn vào đầu con nước lớn. Cách một ngày cho ăn một lần. Tôi thấy hai thứ này nuôi chung nhau có phù hợp hơn. Nuôi riêng không mấy gì hay bằng nuôi chung…”

Hơn ba tháng chăm sóc, cá bống tượng và cá chình bông lớn, ông Lâm tăng dần lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Lúc này, thức ăn cho cá bống tượng và cá chình bông là các loại cá tạp, cá biển… được cắt thành từng khúc để lên vĩ tre thả xuống đáy trong bè để cho cá ăn. Bên cạnh đó, ông Lâm còn trộn Vitamin tổng hợp vào thức ăn để bồi dưỡng và làm tăng sức đề kháng cho đàn cá bống tượng và chình bông… Trung bình cứ đầu tư từ 8 - 10 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá bống tượng và 1 kg cá chình bông thương phẩm. Ông Lâm thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn cá nuôi ghép này thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh cho đàn cá nuôi kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ Thủy sản huyện để giúp cá tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn công… Cứ như thế, hằng ngày ông Lâm cần mẫn chăm sóc đàn cá bống tượng và chình bông trong bè và đã thành công!

Nhờ thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của đàn cá và phòng ngừa dịch bệnh cho cá kịp thời nên đến cuối tháng 11/2011, ông Lâm cho cất bè và thu hoạch được 32 kg cá bống tượng thương phẩm và trên 425 kg cá chình bông thương phẩm, bán giá bình quân 400.000đồng/kg, thu nhập được gần 300 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc ông Phan Văn Lâm còn thực lãi hơn 110 triệu đồng! Ông Lâm hiện đang tiếp tục nuôi hơn 100 con cá bống tượng và 75 con cá chình bông giống trong cái bè cũ cạnh nhà… nhằm tăng thu nhập cho gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển… Đàn cá nuôi ghép trong bè đang phát triển tốt. Đến nay, sau hơn 4 tháng chăm sóc, cá bống tượng đạt trọng lượng bình quân 350 - 450gram/con; cá chình bông đạt bình quân 500gram/con… Ông Lâm sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho bà con có nhu cầu nuôi cá bống tượng và cá chình bông ghép trong bè nhằm tăng thu nhập cho gia đình, nhanh chóng ổn định cuộc sống và vươn lên khá-giàu góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển…

Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết: “Đối với mô hình chỗ ông Sáu Lâm ở xã Phú Thành A nuôi cá bống tượng và cá chình ghép trong bè… đây là mô hình đột phá mới của huyện Tam Nông. Đã chứng minh hiệu quả qua 2 - 3 năm liền. Đứng về gốc độ ngành Thủy sản sẽ nghiên cứu và đề xuất nhân rộng mô hình ra cho nhiều hộ trong xã nuôi để xóa đói giảm nghèo tận dụng diện tích mặt nước nuôi không cần diện tích lớn, sẽ tiếp cận và xây dựng quy trình kỹ thuật-xây dựng mô hình điểm để nhân rộng cho những hộ lân cận học tập-rút kinh nghiệm chỗ chú Sáu Lâm thực tế qua hiệu quả nhiều năm. Cá Chình và cá bống tượng dễ nuôi là cách một ngày cho ăn một ngày nên rất dễ chăm sóc… có thể phát triển kinh tế hộ được…”

Đài TT Tam Nông, 05/04/2012
Đăng ngày 05/04/2012
TRẦN TRỌNG TRUNG
Nuôi trồng

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 06:20 04/02/2025

Top các loài thủy sản nuôi “hái ra tiền” năm 2025: Cá lóc, cá hồi, tôm càng xanh

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, ba loài thủy sản được xem là “hái ra tiền” nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội gồm cá lóc, cá hồi và tôm càng xanh.

Cá hồi
• 06:20 04/02/2025

Những sai lầm phổ biến khi nuôi cá vàng

Cá Vàng là loài cá cảnh phổ biến, được yêu thích vì vẻ ngoài đáng yêu và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc cá Vàng khỏe mạnh, người nuôi cần hiểu rõ nhu cầu của chúng và tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi nuôi cá Vàng và cách khắc phục.

Cá vàng
• 06:20 04/02/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 06:20 04/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 06:20 04/02/2025
Some text some message..