Đồng Tháp: Người dân ồ ạt nuôi tôm thẻ trong vùng ngọt

Chiều 5-8, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, vừa có công văn chỉ đạo Sở NN-PTNT, các sở ngành liên quan và UBND các huyện tăng cường quản lý việc người dân tự ý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt.

tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng dễ lây lan mầm bệnh, nên ngành chức năng không khuyến cáo nuôi trong vùng ngọt.

Theo đó, lâu nay tôm thẻ chân trắng chủ yếu được thả nuôi ở các địa phương ven biển; tuy nhiên khoảng hơn 3 năm nay nhiều nông dân ở Đồng Tháp thấy nuôi tôm thẻ chân trắng có lãi, nên tự ý khoan cây nước tìm nước ngầm và sử dụng thêm muối rải xuống ao nhằm tăng độ mặn… để nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt.

Một số hộ nuôi đạt năng suất bình quân 6,2 tấn/ha, trừ chi phí còn lời từ 50.000- 80.000 đồng/kg… từ đó kéo nhiều hộ khác làm theo.

Trước tình hình trên, ngành chức năng lo ngại việc người dân tự ý khoan cây nước để khai thác nước ngầm phục vụ nuôi tôm thẻ và xả thải nước mặn ra bên ngoài sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường, nước bị nhiễm mặn sẽ nguy hại cho trồng lúa và nuôi các loại thủy sản nước ngọt khác. Chưa kể, tôm thẻ là đối tượng dễ phát sinh và lây lan mầm bệnh, vì vậy nếu phát triển diện tích lớn sẽ có nguy cơ gia tăng dịch bệnh.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) lưu ý, theo quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, thì Đồng Tháp không quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng… Dù ngành chức năng không khuyến cáo nuôi tôm thẻ trong vùng ngọt, thế nhưng đến nay ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp), người dân vẫn thả nuôi khoảng 150 ha tôm thẻ chân trắng, gây lo lắng cho những hộ nuôi thủy sản nước ngọt và trồng lúa… 

Ông Châu Hồng Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: UBND tỉnh Đồng Tháp vừa chỉ đạo Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý những vi phạm trong việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, sử dụng nguồn nước giếng khoan để nuôi tôm thẻ chân trắng và yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm bảo vệ môi trường, xả nước thải từ ao nuôi ra môi trường tự nhiên phải qua xử lý. Bên cạnh đó, tiến hành phân tích, đánh giá sản xuất, so sánh lợi nhuận, tác động môi trường, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp khác trên các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Tam Nông.

Sở KH-CN tỉnh thực hiện đề tài nghiên cứu về nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt, nhằm đánh giá khả năng thích ứng, những tác động ảnh hưởng ngắn hạn và lâu dài đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

Các đơn vị chức năng phải tăng cường quản lý, không cho mở rộng diện tích nuôi mới tôm thẻ chân trắng, đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng nước ngầm để nuôi tôm thẻ chân trắng và khuyến cáo không thả nuôi lại.

Sài Gòn Giải Phóng, 06/08/2017
Đăng ngày 08/08/2017
Nguyễn Thanh
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 14:34 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 14:34 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 14:34 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 14:34 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 14:34 18/11/2024
Some text some message..