Đồng Tháp: Những tác động sâu rộng từ hiệp định TPP

Bất kỳ một hiệp định FTA nào cũng đều có những tác động nhất định. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được dự báo sẽ có những tác động sâu rộng, không những đối với kinh tế vĩ mô mà còn tác động đến từng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

xuất khẩu cá tra

Một số tác động rõ nét như: với sự gia tăng của thương mại nhiều chiều, đầu tư trực tiếp của các nước vào Việt Nam sẽ tăng mạnh; nhập khẩu tăng, người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có lợi thế; thị trường rộng mở nhưng các nước có xu hướng áp dụng những hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất nội địa trong khi chất lượng hàng hóa của chúng ta chưa cao nên người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn; các dòng thuế quan sẽ giảm về mức 0% dẫn đến doanh thu và thuế giảm; những rào cản phi thuế quan khác cũng phải cắt giảm; sự dịch chuyển lao động tự do chúng ta sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế lao động giá rẻ.

Đồng Tháp cũng phải chịu ảnh hưởng từ những tác động nêu trên, sẽ có những cơ hội và thách thức đan xen. TPP có hiệu lực thì ngành chăn nuôi sẽ kém lợi thế hơn khi thuế suất về mức 0% vì một số mặt hàng như thịt heo, thịt bò, thịt gà vịt của các nước trong TPP, đặc biệt là Mỹ và Úc có tính cạnh tranh cao về chất lượng và giá thành. Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì đây là những sản phẩm mà chúng ta từng nhập khẩu như đậu nành, bắp, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm...

Đối với ngành thủy sản, Đồng Tháp có cá tra, cá ba sa và tôm hiện đang có lợi thế về điều kiện tự nhiên. Một số sản phẩm thủy sản của các doanh nghiệp xuất sang thị trường Nhật Bản và các thị trường khác đang phải chịu mức thuế cao thì có nhiều cơ hội mở rộng thêm thị phần khi mức thuế giảm về mức 0%; còn lại đa số các doanh nghiệp trong tỉnh xuất sang thị trường Mỹ hoặc các nước khác có thuế quan MFN hiện đã xấp xỉ bằng 0% hoặc đã loại bỏ theo FTA trong ASEAN hoặc ASEAN+ thì cơ hội không thay đổi nhiều. Thách thức của các doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay vẫn là các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo Hiệp định SPS; quy tắc xuất xứ hàng hóa; các hàng rào kỹ thuật TBT (yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển,...) hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại khác.

Với ngành hàng dệt may thì cơ hội nhiều hơn thách thức. Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào dệt may, theo dự báo hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nguyên, phụ liệu, lĩnh vực may họ sử dụng các doanh nghiệp trong nước làm vệ tinh, vì vậy các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh vẫn được chia sẻ lợi nhuận gia tăng do cắt giảm thuế quan mang lại. Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp nói riêng, khi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài còn được hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và từng bước nâng cấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo thêm việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động. Khó khăn tạm thời hiện nay của các doanh nghiệp tỉnh nhà là hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu may gia công, còn lệ thuộc nhiều vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu với giá tương đối rẻ của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN khác (những nước không tham gia TPP).

Nắm bắt, tận dụng thời cơ; biến thách thức thành cơ hội: tích cực, chủ động ứng phó với những khó khăn khi TPP có hiệu lực đang là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi những tư duy năng động, sáng tạo của các sở, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay.

Đối với ngành chăn nuôi, tuy khó khăn có nhiều nhưng việc cam kết thuế quan về mức thuế suất 0% sẽ có lộ trình đối với Việt Nam. Theo cam kết cắt giảm thuế thì chúng ta có thời gian ít nhất 10 năm để chuẩn bị trước khi sức ép cạnh tranh thật sự tác động. Trong thời gian này, chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn và khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện các hình thức liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Với ngành thủy sản, thời gian qua chúng ta đã có nhiều giải pháp ứng phó về chống bán phá giá, chống trợ cấp; các hàng rào kỹ thuật TBT. Công việc cần nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới là các doanh nghiệp nên liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, khắc phục các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long triển khai tốt và đồng bộ các khâu quy hoạch, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu; quản lý tốt con giống, dịch bệnh, môi trường, chi phí; đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật, hoàn chỉnh chuỗi giá trị, đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia chuỗi.

Với ngành dệt may, tùy theo điều kiện về vốn, trình độ đội ngũ cán bộ của từng doanh nghiệp mà có chiến lược chuyển dần từ phương thức gia công xuất khẩu sang sản xuất theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) hoặc ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán thành phẩm) hoặc mạnh dạn làm theo mô hình OBM (sản phẩm gắn với thương hiệu của doanh nghiệp). Những phương thức nêu trên thật sự không dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đó là hướng đi tất yếu để có thể đạt được mục tiêu tăng thêm giá trị gia tăng, lợi nhuận và sức cạnh tranh.

Hiệp định TPP và các hiệp định FTA khác như FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - EU, FTA Việt Nam - Liên minh Hải Quan Nga - Belarus, KazaKhstan, FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, trong tương lai đều là những liều vacxin quý, nếu cơ thể có sức đề kháng tốt thì chúng ta khỏe mạnh và ngược lại. Nếu chúng ta có nhiều doanh nghiệp mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thì tồn tại và phát triển bền vững và ngược lại. Vì vậy, các ngành, các địa phương, nhất là các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, phải chủ động nắm bắt thời cơ, điều chỉnh kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình để phù hợp với xu hướng phát triển mới của thị trường.

Báo Đồng Tháp, 10/02/2016
Đăng ngày 11/02/2016
Ths. Phan Kim Sa
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:15 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 19:15 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 19:15 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 19:15 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 19:15 29/11/2024
Some text some message..