Đồng Tháp: Nuôi cá ngoài quy hoạch và xả nước thải ảnh hưởng đến sản xuất lúa

Ông Nguyễn Văn Bình (41 tuổi) ngụ khóm An Lợi, phường An Lộc, TX.Hồng Ngự trình bày, ông và 4 anh em khác trong gia đình có hơn 10ha đất lúa tiếp giáp với hơn 3.000m2 đất của ông Trần Văn Giàu tại ấp An Thọ, xã An Phước, huyện Tân Hồng. Lâu nay, đối với diện tích đất này, gia đình ông Bình sản xuất lúa đạt năng suất ổn định ở mức cao. Tuy nhiên, cách nay hơn 2 năm, gia đình ông Giàu cho đào 4 ao nuôi cá, rồi xả nước thải từ các ao này ra cánh đồng của anh em ông, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa, nhưng chưa được ngành chức năng huyện Tân Hồng xử lý triệt để.

ruộng lúa
Nước từ các hầm cá của ông Giàu liên tục gây ngập ruộng của ông Bình kể cả khi thu hoạch lúa (ảnh do gia đình ông Bình cung cấp)

Qua tìm hiểu, diện tích đất của ông Trần Văn Giàu là đất lúa, không được huyện Tân Hồng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản. Nhưng đầu năm 2015, ông Giàu vẫn cho đào 4 ao nuôi cá trê thương phẩm, với tổng diện tích 3.000m2. Do không có đường thoát nước ra sông nên trong quá trình nuôi cá, ông Giàu cho nước thoát ra cánh đồng, nơi các anh em ông Nguyễn Văn Bình đang sản xuất lúa. Nhiều lần gia đình ông Bình phát hiện nước thải từ các ao nuôi cá của gia đình ông Giàu chảy tràn ra ruộng lúa, gây ảnh hưởng đến năng suất và các khâu thu hoạch, chuẩn bị đất nên phản ánh với UBND xã An Phước và huyện Tân Hồng.

Theo tài liệu do UBND xã An Phước cung cấp, từ tháng 2/2015 đến tháng 4/2016, các ngành chức năng xã đã nhiều lần lập biên bản và tiến hành hòa giải về tình trạng nước thải ở các ao nuôi cá của ông Giàu tràn ra ruộng ông Bình và các hộ lân cận. Trong các lần giải quyết của UBND xã An Phước, ông Giàu đều cam kết khắc phục tình trạng nước thải chảy ra ruộng của ông Bình, nhưng tình trạng này vẫn tái diễn.

Cụ thể, ngày 16/4/2016, nước thải từ hầm cá của ông Giàu tràn vào cánh đồng của gia đình ông Bình gây ngập nước khi gia đình ông đang tiến hành thu hoạch lúa. Vụ việc được ông Bình báo cho Công an xã An Phước đến lập biên bản. Đến ngày 20/4/2016, khi kêu máy lại chuẩn bị xới đất thì ông Bình lại phát hiện nước từ các hầm cá của ông Giàu chảy tràn làm ngập đất, gây khó khăn cho việc xới đất. Quá bức xúc trước tình trạng ông Giàu cứ xả nước gây ảnh hưởng đến diện tích đất lúa của gia đình, ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục làm đơn gửi các ngành chức năng huyện Tân Hồng và UBND tỉnh yêu cầu xử lý vụ việc.

Ngày 28/4/2016, lãnh đạo UBND xã An Phước phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Hồng có buổi tiếp ông Giàu và ông Bình để xử lý tình trạng xả nước thải của ông Giàu. Tại buổi làm việc, ông Giàu cho biết việc nước thải chảy tràn qua đất của gia đình ông Bình là ngoài ý muốn của ông do nước rò rỉ vì ông có đào 1 ao lắng để xử lý nước thải và dùng cobe đắp bờ chặn nước như các cam kết với UBND xã An Phước trong các buổi hòa giải trước. Ông Giàu tiếp tục cam kết không để xảy ra tình trạng nước thải từ hầm cá rò rỉ làm ảnh hưởng các hộ xung quanh.

Ông Nguyễn Đức Bảng - Chủ tịch UBND xã An Phước, huyện Tân Hồng cho biết: “Ông Trần Văn Giàu đào ao nuôi cá mà chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là sai. Ông có nuôi cá trê bằng thức ăn tạp mùi hôi thối và xả nước thải làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của những hộ lận cận, việc này người dân đã gửi đơn thưa nhiều lần. Ông Giàu đã hứa khắc phục tình trạng thải nước ra đất trồng lúa nhưng lại tiếp diễn, xã yêu cầu ông không được xả nước thải trực tiếp ra đất của ông Bình và các hộ khác. UBND xã sẽ cử cán bộ kiểm tra hiện trạng thực tế việc ông Giàu đào ao trái phép để lập biên bản xử lý vi phạm. Chúng tôi sẽ có văn bản báo cáo vụ việc cho UBND huyện xử lý”.

Khu vực các ao nuôi cá của ông Trần Văn Giàu không tiếp giáp với sông. Để có nước nuôi cá, gia đình ông đưa ống dẫn nước qua đường ĐT842 để lấy nước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Trước các phản ánh của ông Nguyễn Văn Bình và các hộ dân khác về việc đào ao nuôi cá, xả nước thải ảnh hưởng sản xuất của ông Trần Văn Giàu, các ngành chức năng huyện Tân Hồng cần vào cuộc để xử lý.

Báo Đồng Tháp, 04/05/2016
Đăng ngày 05/05/2016
Trần Ngọc
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:03 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:03 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:03 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:03 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:03 26/11/2024
Some text some message..