Đồng Tháp: Tình hình khai thác đàn cá tra hậu bị cải thiện di truyền

Đồng Tháp là một trong những tỉnh đã tiếp nhận 60.500 con cá tra hậu bị cải thiện di truyền từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (chiếm 60,5% tổng lượng chuyển giao)

kiểm tra cá
Ảnh minh họa

Trong đó huyện Lấp Vò được chuyển giao 6000 con tại cơ sở sản xuất cá tra Mừng Liên, ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp từ đầu năm 2012 và được chia thành 2 nhóm nuôi thả trong 2 ao riêng biệt.

Đến nay đàn cá còn lại 5.500 con. Do kích cỡ và trọng lượng đàn cá phát triển không đồng đều nên cơ sở đã thực hiện tuyển chọn được 4.500 con với trọng lượng trung bình 4,2 kg/con để tiếp tục nuôi vỗ và cho tham gia sinh sản. Số cá không đạt chuẩn đã loại bỏ.

Trong quá trình nuôi, cơ sở đã thực hiện nuôi vỗ đúng theo quy trình kỹ thuật do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II cung cấp và đã cho lai chéo giữa 2 đàn với nhau trước khi tham gia sinh sản. Đến nay đàn cá này đã sản xuất được khoảng 300 triệu bột cung ứng cho các địa phương trong tỉnh và tỉnh Tiền Giang.

Theo đánh giá của chủ cơ sở và cán bộ kỹ thuật Trạm Thủy sản huyện thì đàn cá được cải thiện di truyền có sức tăng trưởng nhanh, con bột có kích cỡ to và tỷ lệ sống tốt hơn đàn cá từ địa phương. Ông Huỳnh Văn Mừng, chủ cơ sở sản xuất giống cá tra Mừng Liên rất hài lòng với đàn cá tra này vì nó đã khắc phục được tình trạng suy giảm chất lượng con giống hiện nay. Đây là cơ sở sản xuất cá tra giống đầu tiên trong tỉnh đã đạt được quy chuẩn GlobalGAP.

Ông cho biết với đàn cá hậu bị cải thiện di truyền hiện nay thì hàng tháng cơ sở sản xuất của ông sẽ sản xuất được 65 triệu bột/tháng. Ông rất mong các cấp các ngành chức năng sẽ tiếp tục thực hiện việc chuyển giao này và cở sở sẽ sẵn sàng tiếp nhận đàn cá tra hậu bị cải thiện di truyền mới trong thời gian tới.

Khuyến Nông VN, 28/04/2014
Đăng ngày 30/04/2014
Lê Văn Duyệt - Trạm Thủy Sản Lấp Vò, ĐT
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 08:03 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 08:03 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 08:03 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:03 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 08:03 27/12/2024
Some text some message..