Dòng tôm càng xanh mới của Thái Lan

Ngành nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng một số vấn đề đang làm cản trở sự phát triển đó là chất lượng tôm post và tỉ lệ đực cái trong đàn tôm.

Tôm càng xanh
Dòng tôm càng xanh mới. Ảnh (Darryl Jory/ aquaculturealliance)

Tôm càng xanh bố mẹ được lai tạo và nuôi trong điều kiện nuôi nhốt qua nhiều thế hệ. Do đó, khan hiếm nguồn tôm post chất lượng. Tôm bố mẹ bị đánh bắt trong tự nhiên mang các bệnh do vi rút có thể truyền sang ấu trùng của chúng. Hiện nay nông dân nuôi tôm phải mất hơn 6 đến 8 tháng để nuôi một con tôm từ post đến khi đạt kích cỡ yêu cầu của thị trường tiêu dùng. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. 

Con tôm càng xanh đực phát triển nhanh hơn nhiều so với con cái. Do đó, nếu tôm nuôi trong một quần thể toàn đực sẽ tạo ra năng suất cao hơn đáng kể so với toàn tôm cái hoặc quần thể hỗn hợp cả tôm đực và cái. Tỷ lệ tôm cái trong ao cao hơn dẫn đến hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao hơn và nuôi tôm hỗn hợp giới tính khiến tôm đực phát triển hình thái càng xanh, một đặc điểm thị trường không mong muốn.

Việc sản xuất các dòng không được cải tiến trong nuôi hỗn hợp giới tính dẫn đến thu hoạch với nhiều kích cỡ và đặc điểm không đồng nhất như: con đực có càng màu cam và con đực nhỏ có càng màu xanh (bán với giá thấp làm người nông dân ít thu nhập hơn).

Thái Lan đã phát triển một chương trình nhân giống chọn lọc cho tôm càng xanh, thu thập các dòng tôm địa phương từ khắp các trường đại học và Sở Thủy sản ở Thái Lan. Sau đó phát triển một chương trình nhân giống chọn lọc từ các dòng tôm có tốc độ tăng trưởng cao, không nhiễm 5 loại vi rút: WSSV, YHV, TSV, MrNV và XSV. Sau hơn 16 năm làm việc, chương trình đã tạo ra một dòng tôm càng xanh bố mẹ sạch bệnh và có những đặc điểm tối ưu hơn.

Với việc đảm bảo an toàn sinh học chặt chẽ, trang trại nuôi tôm post sạch bệnh trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) không có kháng sinh. PL được nuôi trong hệ thống này có tỷ lệ sống cao hơn các dòng tôm thông thường trong ao nuôi thương phẩm. Ở độ mặn thấp hơn 5 ppt, tôm post có thể được nuôi ghép với tôm thẻ chân trắng. Tôm càng xanh sạch bệnh sẽ không lây truyền mầm bệnh cho tôm thẻ chân trắng.

Dòng tôm mới khi được lai tạo với những con đực chưa được cải tiến sẽ tạo ra hơn 80% con đực. Số lượng tôm đực phát triển tính trạng bộ càng màu cam mong muốn có thể nhiều hơn 60% trong một vụ thu hoạch, và năng suất cao hơn ba lần so với các ao có các dòng không được cải tiến di truyền.

Giống tôm càng xanh cái mới này phù hợp với nuôi tôm đơn tính và có tỷ lệ chuyển hóa thức ăn tốt hơn so với nuôi tôm lẫn lộn đực cái. Trong môi trường nuôi tôm càng xanh hỗn hợp đực cái điển hình, những con đực bắt đầu sinh sản khi càng của chúng chuyển sang màu xanh lam. Sau khi sinh sản, chúng ngừng kiếm ăn và phát triển. Một số thậm chí có thể chết, điều này làm giảm sản lượng và giảm thu nhập của người nuôi.

Thông qua chương trình nhân giống chọn lọc và quy trình sản xuất không có mầm bệnh, dòng tôm càng xanh mới của Thái Lan, với tỷ lệ đực trên 80%, tăng trưởng nhanh hơn 30-35% so với các dòng không được cải tiến- đã rút ngắn chu kỳ nuôi thương phẩm. Tôm đạt 5 gam trong hai tháng từ mật độ thả 100-120 con/m2. Trong ao với mật độ thả 3-5 con/m2, thì kích cỡ tôm thương phẩm khi thu hoạch (80-100 gam/con) có thể đạt trong 2,5-3,0 tháng. Chu kỳ sản xuất giảm xuống còn 4,5 đến 5,0 tháng, ít hơn hai tháng so với chu kỳ nuôi tôm càng xanh điển hình.

Hatchery Feed and Management.  New Thai Strain of Giant Freshwater Prawn.  Somprasong Natetip. Tập 8, Số 2, Trang 16, 2020. 

Đăng ngày 04/01/2021
Lệ Thủy
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu?

Chất lượng ao nuôi tác động lớn đến sự tăng trưởng của con tôm. Vậy, nếu chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu? Tép Bạc sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 10:45 29/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 23:53 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 23:53 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 23:53 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 23:53 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 23:53 01/06/2023