Động vật hoang dã chờ chết trong trung tâm cứu hộ

Được giải cứu khỏi hoạt động buôn bán bất hợp pháp nhưng động vật hoang dã lại chết dần chết mòn trong các trung tâm cứu hộ vì chờ quyết định thả về tự nhiên của nhà chức trách.

te te
Nhiều tê tê đang chờ được thả về tự nhiên. Ảnh: SVW.

Chương trình bảo tồn nghiên cứu thú ăn thịt và tê tê (CPCP) đã cứu hộ 60 con tê tê - tang vật vụ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Ninh Bình và Thanh Hóa từ tháng 8. Sau khi được chăm sóc, cuối tháng 9 những cá thể trên đều khỏe mạnh, không bị lây nhiễm bệnh. Cùng với số tê tê được chăm sóc tại trung tâm từ trước là 70 con, chúng đạt tiêu chuẩn để tái thả về tự nhiên. Tuy nhiên, cơ quan công an và kiểm lâm hai tỉnh không đồng ý tái thả cho đến khi vụ việc được xử lý và có quyết định tịch thu tang vật vụ án.

Theo điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, việc xử lý vật chứng do cơ quan điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Như vậy động vật hoang dã là vật chứng của vụ án chỉ có quyết định tịch thu và thả về tự nhiên sau khi vụ án kết thúc.

Các chuyên gia động vật hoang dã cho rằng, quy định trên đang để lại hệ quả lớn cho công tác bảo tồn. Theo ông Trần Quang Phương, cán bộ quản lý Chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê, có những vụ án kéo dài nhiều tháng, việc lưu giữ động vật lâu sẽ khiến chúng chết dần. "Đến nay đã có 31 con tê tê bị chết và nếu cứ lưu giữ thế này chúng sẽ còn chết nữa", ông Phương nói và cho biết kéo dài thời gian nuôi lâu còn khiến tê tê mất dần tập tính hoang dã, khả năng sinh tồn khi vào tự nhiên rất kém.

Bên cạnh đó, chi phí bữa ăn cho tê tê cũng rất lớn, thức ăn của chúng là mối và kiến. Theo tính toán, với 70 con riêng tiền ăn hàng tháng đã lên đến gần 99 triệu đồng. Hiện chi phí hàng tháng là 50 triệu đồng con do số con chỉ còn lại một nửa. "Nếu như tiếp tục nhận cứu hộ, chúng tôi không thể đảm bảo chi phí mua thức ăn cũng như điều kiện chuồng trại nữa", ông Phương cho hay.

Đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Văn Thái (Phó chủ tịch Hiệp hội bảo tồn tê tê thế giới IUCN) cho biết, trên thế giới chưa có nơi nào sinh sản thành công tê tê vì mục đích kinh tế, vì vậy toàn bộ tê tê tịch thu được đều có nguồn gốc do săn bắn trái phép ngoài tự nhiên. "Các nước như Thái Lan, Indonesia, Singapore đều áp dụng tái thả tê tê vào tự nhiên ngay khi tịch thu từ các vụ buôn bán trái phép. Họ chỉ giữ lại để chăm sóc những loài ốm yếu", ông Thái nói.

nuôi giữ động vật
Động vật hoang dã được nuôi giữ tại trung tâm cứu hộ Hà Nội. Ảnh: B.Hà.

Mỗi năm Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận khoảng 50-60 vụ giải cứu động vật hoang dã từ hoạt động buôn bán phi pháp. Phó giám đốc Trung tâm Lê Xuân Sơn cho biết, nhiều vụ việc chờ quyết định xử lý cuối cùng chậm, kéo dài nhiều năm khiến công tác cứu hộ, nuôi dưỡng gặp nhiều khó khăn. Đơn cử tháng 9, trung tâm tiếp nhận 237 cá thể rùa do công an quận Từ Liêm giải cứu từ vụ vận chuyển trái phép. Loài rùa hầu hết thuộc diện nguy cấp, quý hiếm, khi tiếp nhận chúng đều yếu do vận chuyển đường dài lâu ngày và bị đói.

"Có những vụ chúng tôi tiếp nhận động vật từ cơ quan công an. Khi họ bàn giao dù thủ tục chưa hoàn thiện, chúng tôi vẫn tiếp nhận vì công tác cứu hộ được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đến nay có những vụ kéo dài đến 3-4 năm mà các cơ quan chức năng vẫn chưa có quyết định hoàn tất vụ án để cho chúng tôi tái thả động vật về tự nhiên", ông Sơn nói.

Phó giám đốc Sơn cho hay, nhiều động vật hoang dã quý hiếm bị lưu giữ lâu ngày tại trung tâm cứu hộ, chuồng trại hạn hẹp, điều kiện sống không phù hợp nên bị chết, nhiều nhất là loài rắn. “Năm nào chúng tôi cũng kiến nghị cấp trên đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định sớm để trả về tự nhiên, nhưng đều không được đáp ứng”, ông Sơn chia sẻ.

Trung tâm hiện chỉ ra một giải pháp linh động là xây dựng khu nuôi dưỡng bán hoang dã để động vật được sống với môi trường gần gũi với thiên nhiên hơn cả, tuy nhiên địa giới trung tâm cũng chỉ có một hecta.

Từ thực tế trên, các chuyên gia về động vật hoang dã kiến nghị nên bổ sung vào quy định của pháp luật về vật chứng là động vật hoang dã còn sống thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm sau khi bắt giữ cần được lập hồ sơ xác định tên loài, số lượng, lưu lại hình ảnh rồi tiến hành tái thả về tự nhiên, chứ không phải chờ đến khi vụ án kết thúc, có quyết định tịch thu.

Vnexpress, 11/11/2015
Đăng ngày 12/11/2015
Bảo Hà - Phạm Hương
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:29 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:29 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:29 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:29 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 00:29 17/11/2024
Some text some message..