“Đột phá” cùng con cá vẩu

Đứng trên cầu Tư Hiền, đã nhìn thấy "rừng” lồng nuôi cá vẩu, cá mú san sát của người dân xã Vinh Hiền (Phú Lộc- Thừa Thiên Huế). Giống cá có tên là cá vẩu mới nuôi cách đây vài năm nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

cá vẩu
Anh Việt giới thiệu cá vẩu

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế) cho hay, người dân nơi đây bắt dầu nuôi cá vẩu  vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu. Qua nuôi thể nghiệm trên nước lợ ở đầm phá, người nuôi thấy cá phát triển khá tốt, ít hao hụt và thịt cá  ngon, săn chắc, thơm ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Cá vẩu sinh sản ở biển, cá giống con trôi vào đầm phá nhiều nhất là thời điểm tháng 11 âm lịch. Cá vẩu dễ nuôi, chịu được nước ngọt hơn các loại cá chuyên sống môi trường nước lợ, mặn. Thức ăn cho cá vẩu là các loại cá tạp tươi sống, băm nhỏ cho ăn 4-5 lần/ngày trong hai tuần nuôi đầu, sau đó giảm xuống còn 3 lần/ngày. "Từ năm 2009, trung bình mỗi năm tôi thả nuôi 4 lồng với 400 con cá vẩu giống. Sau 12 tháng nuôi cá vẩu cho thu hoạch đạt trọng lượng khoảng 1-1,2 kg/con; bán với giá 200 ngàn đồng/kg thì sau khi trừ chi phí,  gia đình tôi lãi ròng mỗi con cá vẩu khoảng 50 ngàn đồng. Với 400 kg cá vẩu thương phẩm gia đình tôi lãi khoảng 20 triệu đồng. Hiện trên địa bàn xã Vinh Hiền có khoảng 30 hộ nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những xóa đói giảm nghèo mà con giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao mức sống…”- anh Việt cho hay.

Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Cát ở thôn Tân Bình (xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc) cho biết, thấy bà con ở xã Vinh Hiền nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2010 gia đình anh vay tiền đầu tư nuôi 100 con cá vẩu. Sau 12 tháng, cho lãi gần 5 triệu đồng. Qua năm sau gia đình anh nuôi 4 lồng cá vẩu với 400 con giống thu lãi ròng khoảng 20 triệu đồng. Ông Châu Ngọc Phi (Trung tâm Khuyến nông - lâm - ngư Thừa Thiên- Huế) cho biết, cá vẩu thuộc họ cá chim trắng, có giá trị kinh tế cao. Để nhân rộng mô hình nuôi cá vẩu lồng, cần phải có thời gian và chiến lược lâu dài, bởi hiện nay nguồn giống chưa chủ động được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy loài cá này vẫn là lựa chọn tốt của người nông dân.

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 05/09/2013
khánh loan
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 20:02 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 20:02 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 20:02 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 20:02 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 20:02 18/02/2025
Some text some message..