Đột phá kinh tế từ chăn nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học

Nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học là hướng mới, có bước đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở Bắc Ninh.

Đột phá kinh tế từ chăn nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học
Ảnh minh họa: Internet

Nhiều nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tỉnh Bắc Ninh có trên 5.300 ha mặt nước, đủ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản; trong đó, gần 1.000 ha đã được các chủ trang trại ứng dụng chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, từng bước hình thành các vùng nuôi tập trung thâm canh theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mô hình chăn nuôi cá thương phẩm sử dụng công nghệ cao của gia đình anh Ngô Xuân Trường, thôn Phú Thọ, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài là điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bắt tay khởi nghiệp từ năm 2005, với 3 ha ruộng trũng cấy lúa một vụ bấp bênh của địa phương, anh Tài đã bố trí diện tích thành 4 ao to nuôi cá thịt với các giống rô phi đơn tính, trôi, mè, trắm, chép và 3 ao nhỏ chuyên ươm nuôi cá giống để phục vụ tại chỗ cho gia đình.

Tất cả ao nuôi đều cơ bản được cứng hoá, đáp ứng tốt nhu cầu nuôi thâm canh cao sản. Đặc biệt, để giúp cá nuôi đủ lượng ô xi trong nước, anh Trường đầu tư sử dụng hệ thống quạt nước tại ao nuôi giúp cá nhanh lớn, ít bệnh tật.

Bên cạnh việc phát triển nuôi cá thương phẩm quy mô lớn, anh Trường còn thuê lại gần 7 ha diện tích đất của người dân để trồng lúa kết hợp nuôi cá. Vào vụ xuân, toàn bộ 7 ha ruộng được anh gieo thẳng bằng giống lúa chất lượng cao. Vụ mùa anh đưa nước vào nuôi cá trắm để tận dụng lượng thóc rơi vãi, trau non và cua ốc làm thức ăn cho cá.

Với cách làm này, giúp hạn chế được chi phí thức ăn, lợi nhuận tăng lên 30% - 40% tổng doanh thu. Anh Ngô Xuân Trường cho biết, mong muốn cơ quan chức năng chứng nhận cho người dân chăn nuôi quyền sử dụng đất nông nghiệp từ 20 đến 30 năm để có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng phát triển chăn nuôi quy mô lớn hơn.

Mô hình thâm canh nuôi cá ứng dụng kỹ thuật mới của gia đình ông Lưu Gia Mừng ở thôn Gia Phú, xã Bình Dương, huyện Gia Bình là mô hình chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi thủy sản. Ông Mừng là người tiên phong trong thôn ứng dụng kỹ thuật nuôi cá theo hướng an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường ao nuôi và trong quá trình chăm sóc cá.

Tại mô hình của ông Mừng, định kỳ 2 tuần thực hiện xử lý chất thải hữu cơ bằng chế phẩm sinh học. Hàng ngày, ông cho cá ăn bổ sung men vi sinh trộn lẫn trong thức ăn nhằm tăng khả năng miễn dịch và kích thích cá lớn nhanh. Trong ao nuôi phải thường xuyên xử dụng quạt nước bổ sung ô xi cho cá.

Nhờ vậy, môi trường ao nuôi tốt, cá lớn nhanh và không có dịch bệnh. Vì vậy, trong khi cả tỉnh đang đặt mục tiêu phấn đấu đạt mô hình nuôi trồng thủy sản 400 triệu đồng/ha, thì của gia đình ông nhiều năm nay chỉ có 1,8 mẫu đất chuyển đổi đã cho thu khoảng 600 triệu đồng/năm, trừ chi phí cũng cho lãi khoảng 200 triệu đồng/năm.

Ông Lưu Gia Mừng, thôn Gia Phú, Bình Dương, Gia Bình cho biết, trước khi thả cá, điều kiện đầu tiên là phải phơi ao, sau đó rắc vôi đều quanh ao, để một thời gian nhất định rồi đưa nước vào ao. Theo cách truyền thống, thì thả cá trắm trọng lượng từ 1,2 đến 1,5 kg, cá chép từ 5 đến 10 con trong 1 kg, nuôi khoảng 6 tháng là cho thu hoạch.

Thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng rất tốt, hướng tới giảm sử dụng hóa chất và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, cá, tạo ra sản phẩm nuôi chất lượng cao, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Mô hình nuôi cá thâm canh trong ao đất có sử dụng quạt nước và chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi phát triển ở nhiều địa phương, giúp cá sinh trưởng, phát triển tốt; khống chế được dịch bệnh; năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.

Đến nay, diện tích nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 900 ha, chiếm 16,4% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Chi cục Thủy sản tỉnh cũng đang xây dựng đề án phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao với quy mô khoảng 1.000 ha.

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh cho biết, để các hộ nuôi cá được cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn cung cấp sản phẩm cá sạch cho khu công nghiệp, cũng như đáp ứng nhu cầu người dân thì Chi cục Thủy sản tỉnh cần sớm hoàn thiện Đề án phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao để trình cấp có thẩm quyền xem xét, giúp các hộ nuôi trồng thủy sản áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm an toàn.

Như vậy, để tăng giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nuôi, tạo được sản phẩm thủy sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng thì cần phải hình thành các vùng nuôi tập trung thâm canh theo hướng an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là hướng phát triển trong tương lai.

TTXVN
Đăng ngày 12/11/2017
Thái Hùng
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 20:26 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 20:26 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 20:26 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:26 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 20:26 14/06/2025
Some text some message..