Dự báo năm 2020 ít có khả năng xuất hiện lũ sớm ở ĐBSCL

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2020 ít có khả năng xuất hiện lũ sớm ở ĐBSCL.

Nước lũ
Dự báo năm 2020 ĐBSCL ít có khả năng xuất hiện lũ sớm.

Theo dự báo, đỉnh lũ năm 2020 có khả năng xuất hiện vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10. Đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) có khả năng dao động ở mức 3,40-3,80 m, dưới báo động 2. Tuy nhiên, cũng cần phải theo dõi chặt chẽ các biến động bất thường của thời tiết.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đưa ra cảnh báo: Cần quan tâm đến hai thời điểm về tình trạng lũ nội đồng đầu vụ và chính vụ. Lũ đầu vụ, sẽ ảnh hưởng đến việc thu hoạch vụ lúa hè thu trong năm, trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống bờ bao lửng. Lũ chính vụ, tác động đến các đê bao, bờ bao triệt để bảo vệ khu dân cư, lúa thu đông, rau màu và cây ăn trái.

Lũ nội đồng đầu vụ thường xuất hiện vào cuối tháng 7, mực nước dự báo đạt 2,3m tại Tân Châu, như vậy mực nước lũ đầu vụ ở mức không cao. Mực nước lớn nhất từ 2-3 m chỉ tập trung ở đầu nguồn sông Cửu Long huyện An Phú, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang) và huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp). Các khu vực mực nước lớn nhất đạt 1-2m chủ yếu tập trung ven sông Tiền, sông Hậu và khu vực ven biển Đông trong kỳ triều cường. Các khu vực ven biển Tây và sâu trong nội đồng mực nước lớn nhất dưới 1,0m.

Dự báo đến 20/8/2020, mực nước lớn nhất đạt 2,50 – 2,80 m. Với dự báo như trên, mức lũ thấp hơn năm 2018 nên ít có khả năng ảnh hưởng đến các ô bao kiểm soát lũ tháng 8. Tuy nhiên, các diện tích sản xuất ngoài đê bao và chưa có đê bao cần thu hoạch trước thời gian này.

Lũ nội đồng chính vụ, với mức lũ chính vụ đạt +3,8 m tại Tân Châu, các huyện đầu nguồn An Phú, Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự, Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) mực nước diễn biến từ 3,5-4,5 m, các khu vực khác mực nước lớn nhất dưới 3,5 m.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 29/05/2020
Lê Hoàng Vũ
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:47 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:47 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 10:47 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 10:47 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 10:47 06/02/2025
Some text some message..