Đủ trò kỳ quái đầu độc, bôi bẩn cua đồng

Cua là thực phẩm ưa thích trong nhiều bữa ăn gia đình. Song, các bà nội trợ sẽ phát khiếp khi biết cua cũng được phù phép bằng "công nghệ" giả tạo như gắn chân, bơm bột mỳ trộn hóa chất làm gạch, trộn bùn giả cua đồng; cua bể giá siêu rẻ thực ra là cua chết...

cua màu xanh đen
Những con cua có mai màu xanh đen và 2 càng bằng nhau khiến người dân nghi ngại

Nghi án cua đồng nhiễm độc

Gần đây, các bà nội trợ bắt đầu thêm lo lắng khi hay tin cua đồng Trung Quốc đã được thả bí mật xuống các khu vực ven sông, kênh mương để người nông dân bắt đem lên chợ thành phố bán.

Theo tin đồn, loại cua này có hình dáng kỳ lạ, xuất hiện nhiều một cách bất thường, đóng thành tảng ở các kênh mương tại Nam Định, Thái Bình. Một số người dân xã Nam Hoa (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cho biết, đặc điểm sinh học của “cua lạ” khác hoàn toàn với cua đồng. Cua đồng sống trong các hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, rạch; thường bò ra khỏi hang kiếm ăn, xong lại trốn vào hang. Lưng cua đồng có màu vàng sẫm, đều có 2 càng, 1 to 1 nhỏ... , trong khi “cua lạ” bò đầy đồng, cứ ra ruộng là “xúc” về được, mai có màu xanh nhạt, hoặc xám xanh, hai càng bằng nhau tăm tắp.

Do lượng cua nhiều khiến giá cua giảm gần 50%. Cua rẻ, nhưng nhiều người dân không dám ăn vì nghi ngại đó là cua do người Trung Quốc thả xuống từ đầu nguồn sông Hồng, trong cua có cấy trứng đỉa... (?!).

Trộn bùn giả cua đồng

Nắm bắt được thị hiếu thích mua cua đồng, nhiều người đã trộn bùn đất vào cua nuôi để trông chúng lấm lem như vừa được móc ngoài đồng. Thậm chí, người bán còn tạo độ hiếm bằng cách vài ngày mới bán một lần, bởi nếu bán hàng ngày người mua sẽ không tin đó là cua đồng thật.

cua nuôi trộn bùn
Cua nuôi trộn bùn đất thành cua đồng, cua móc chính hiệu.

Cua trộn bùn được bán với giá cao và đắt hàng hơn hẳn so với cua thường. “Cua đồng giả này thường có giá 15.000 đồng/lạng, tương đương 150.000 đồng/kg trong khi cua thường được bán với giá 130.000-140.000đồng/kg.

Bắt cua đồng bằng... thuốc sâu

Chỉ cần xịt mấy giọt thuốc trừ sâu pha nước xuống đồng, khoảng 30 phút sau, tất cả cua đồng lớn nhỏ đều phải ngoi lên bờ. Công nghệ huỷ hoại này được nhiều người dân hám lợi ở Quảng Bình dùng...

bắt cua bằng thuốc
 Người dân đưa thuốc trừ sâu để bắt cua đồng

Theo những người làm nghề bắt cua đồng ở huyện Lệ Thuỷ, phần lớn lượng cua đánh bắt được, họ đều nhập cho thương lái với giá dao động từ 30.000-50.000 đồng/kg. Thương lái sau khi gom hàng, đóng gói thì chuyển lên xe ôtô đưa ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Trong khi, các thực khách khoái khẩu món canh, bún riêu cua sẽ không hề biết: những con cua đồng họ vừa ăn được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu!

Gắn chân, bơm bột mỳ trộn hóa chất làm gạch cua

Chỉ cần qua bàn tay "chữa trị" tài tình của người bán, đám cua ghẹ yếu, gãy càng, rụng mai, thậm chí đã chết sẽ trở nên tươi rói, bóng bẩy. Những con cua, ghẹ “thương binh”, “ngất xỉu” này sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào thứ nước là hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt, có màu đục nhờ nhờ. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.

ghẹ phế phẩm
 Phần lớn trong số những con ghẹ này là đồ "phế phẩm" đã qua công nghệ chế biến.

Xong công đoạn ngâm ướp để phục hồi hình dạng cho đám cua, ghẹ, người ta xếp vào một rổ to cho ráo nước, chuẩn bị đến công đoạn bơm gạch. Hỗn hợp gạch giả gồm lòng đỏ trứng vịt, bột mỳ, chất bảo quản trộn lẫn với nhau, được bơm thẳng vào mai. Nhờ đó mà gạch không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết.

Sau khi qua nhiều bước "tái sinh", toàn bộ số cua ghẹ chết trở nên căng mẩy, mai gồ lên những mảng gạch màu vàng rộm, nhìn khác một trời một vực so với hình ảnh nhợt nhạt, bốc mùi lúc trước. Kỹ xảo này còn được áp dụng đối với cua ghẹ đang sống. Như vậy, khách du lịch dù tinh tường cũng khó mà phân biệt được cua ghẹ đã qua "thẩm mỹ viện" khi con nào con ấy đã được chế biến thơm phức gừng sả.

Nước bún riêu chế từ... phẩm màu công nghiệp

Tại nhiều quán ăn trên địa bàn Hà Nội, một bát bún cua bán với giá chỉ 15.000-20.000 đồng, với rất nhiều gạch cua và đậu rán. Trong khi đó, trên thị trường, giá cua dao động từ 100.000-150.000/kg. Vậy tại sao bún riêu cua lại được bán với giá siêu rẻ như vậy?

Thật ra, phần riêu cua trong bún cua thường được các hàng quán chế biến theo công thức 8 phần đậu phụ dầm nát, 2 phần cua, một ít hành khô rồi đem xào lẫn để vị cua ngấm vào phần đậu phụ dầm. Theo lý giải của một người bán hàng, họ mà dùng thịt cua nguyên chất thì phải bán 40.000- 50.000/bát mới có lãi.

hóa chất chế
Hóa chất "chế" nước dùng cho bún riêu

Còn nước dùng thì được chế từ... phẩm màu công nghiệp. Người bán hàng thường sử dụng loại phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế. Nếu màu thực phẩm giá 300.000-400.000 đồng/kg thì phẩm màu công nghiệp chỉ 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua.

Điều hết sức nguy hiểm là phẩm màu công nghiệp có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.

Vietnamnet, 31/10/2013
Đăng ngày 01/11/2013
Hạnh Nguyên (tổng hợp)
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 00:57 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 00:57 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 00:57 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 00:57 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 00:57 27/11/2024
Some text some message..