Đưa con tôm thành sản phẩm chủ lực quốc gia: Nhà nước và dân chung tay làm

Điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, thị trường xuất khẩu… đều đang rất thuận lợi cho sự phát triển ngành tôm. Nhưng hành trình đưa con tôm vào danh mục sản phẩm chủ lực quốc gia vẫn có vài trở ngại mà chính người trong ngành nhận định là khó vượt qua nếu trông chờ Nhà nước.

đưa con tôm thành sản phẩm chủ lực
Biểu đồ tỉ lệ tôm thẻ chân trắng nhập khẩu 2015

Đã đến thời điểm thích hợp

Giữa tháng 2, tại hội nghị phát triển ngành tôm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo đưa con tôm thành sản phẩm chủ lực quốc gia và nâng kim ngạch xuất khẩu lên 10 tỷ USD vào năm 2025. Thủ tướng cho rằng, đối với con tôm, Việt Nam hội tụ đầy đủ các lợi thế từ vùng nuôi, lao động, hạ tầng đến thị trường. Điều cần có là “quyết tâm chính trị, giải pháp đồng bộ, quyết liệt để phát huy tốt lợi thế này”.

TS Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam - cũng nhận định, đây là thời điểm thích hợp để tôm trở thành sản phẩm chủ lực quốc gia: “Tôm đang giữ vị trí hàng đầu của xuất khẩu thủy sản, kim ngạch hằng năm từ 3-4 tỷ USD. Hiện nay, diện tích nuôi tôm là 600.000ha với 300.000ha nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, tạo ra hàng triệu việc làm. Chúng ta đã xây dựng được ngành nuôi tôm công nghiệp với diện tích 95.000ha. Quan trọng hơn, con tôm là sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của nhiều tầng lớp với các phân khúc thị trường khác nhau” - ông Thắng nói.

TS Trần Đình Luân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - nhận định: “Chúng ta đã có được điều kiện nuôi, khí hậu, thời tiết, diện tích nuôi, chuyên môn, hệ thống thu gom, chế biến và thị trường xuất khẩu với hơn 90 quốc gia. Điều cần làm là liên kết các yếu tố này, lên kế hoạch bài bản nhằm khai thác hết tiềm năng”.

“Nuôi tôm thiếu điện khác gì tự sát”

Đứng trước “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như vậy, đâu là trở ngại trên lộ trình đưa con tôm thành sản phẩm chủ lực quốc gia? Theo TS Luân: “Hiện có 2 vấn đề mấu chốt là hạ tầng vùng nuôi chưa đồng bộ và con giống bố mẹ phụ thuộc vào nhập khẩu. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bồi lắng rất nhanh, cần nạo vét 2-3 năm một lần nhưng Nhà nước không đủ kinh phí làm liên tục. Nhiều nơi chưa phổ cập điện ba pha nên dân phải chạy máy nổ, tốn kém hơn dùng điện nhiều”.

Ông Kim Văn Tiêu - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia - nêu ví dụ: “Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng giá tôm vẫn cao do chưa có hệ thống điện và mương cấp - thoát nước đủ mạnh. Dân mua giống, thức ăn phải qua nhiều khâu trung gian, phải dùng máy phát điện nên giá bị đội lên cao. Ở Sóc Trăng, Cà Mau - các thủ phủ tôm - cũng tương tự. Nuôi tôm mà thiếu điện khác gì tự sát”.

Theo các chuyên gia, quy mô nhỏ lẻ khiến hạ tầng được đầu tư chưa đến nơi đến chốn, việc tổ chức sản xuất quy mô lớn để áp dụng khoa học, kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ nuôi ở vùng sâu, kỹ sư nông nghiệp khó đi hết từng hộ để hướng dẫn. Ông Nguyễn Văn Nhiệm - Hiệp hội Tôm giống Mỹ Thạnh (Bình Thuận) - phản ánh: “Chuyện thường thấy là người bán giống, thức ăn, chế phẩm sinh học trở thành kỹ sư hướng dẫn người dân. Họ không có kiến thức, chỉ tư vấn dựa vào kinh nghiệm bán hàng nên tôm không thể đảm bảo năng suất, chất lượng”.

Theo ông Nhiệm, vấn đề lo nhất vẫn là con giống: “Hiện chúng ta nhập gần như hoàn toàn, giống trong nước chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Muốn đạt 10 tỷ USD, sản lượng nuôi phải gấp 3 lần hiện nay. Nếu không chủ động được tôm giống bố mẹ, chướng ngại sẽ không nhỏ”. Chung nỗi lo này, TS Luân nói: “Nếu không giải quyết được, khi các nước không bán giống cho mình nữa hoặc thị trường biến động thì chúng ta sẽ bị động”.

Hiện Bộ NN&PTNT có 3 viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản thực hiện nghiên cứu chọn tạo tôm giống bố mẹ. Trong đó, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 ở Khánh Hòa năm 2016 đã chọn tạo thành công. Tuy nhiên, số tôm giống bố mẹ do viện cung cấp mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu thị trường.

Tăng kết nối, tổ chức lại sản xuất

Để đưa con tôm trở thành sản phẩm chủ lực quốc gia, theo TS Luân, cần bám sát định hướng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tổ chức sản xuất lại theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị từ vật tư đầu vào đến nuôi, chế biến, phân phối, tiêu thụ tôm; trong đó doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu. Các hộ nuôi nhỏ lẻ được tổ chức thành hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp.

Mô hình này đã được triển khai ở một số nơi và cho kết quả rất tốt. Ông Cao Chí Nhã - Phó Giám đốc Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Thiên Phú (Bạc Liêu) - cho biết, công ty đang liên kết với 300 hộ dân Kiên Giá (Đông Hải, Bạc Liêu) có diện tích nuôi tôm 500ha. Thiên Phú cung cấp con giống, chế phẩm sinh học với giá thấp hơn thị trường và thu mua 2 lần/tháng.

“Công ty cử kỹ sư giám sát chất lượng nước, thời tiết để hướng dẫn bà con nuôi đúng cách, sử dụng thức ăn và chế phẩm sinh học đúng liều nên tôm hầu như không bị bệnh, thường xuyên trúng vụ. Công ty bao tiêu 100% sản phẩm cho người dân, đảm bảo giá mua luôn cao hơn thị trường 25.000-30.000 đồng/kg” - ông Nhã nói.

Tuy hiệu quả cao, nhưng những mô hình như vậy chưa có nhiều. Theo ông Luân, tại 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau mới chỉ có hơn 20 hợp tác xã kết hợp với doanh nghiệp. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục khuyến khích nhân rộng mô hình này. Ngoài chuyện tổ chức sản xuất, ngay cả trong việc giải quyết vấn đề giống, ông Luân cũng cho rằng cần có sự “bắt tay” hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp để nghiên cứu và đưa sản phẩm vào quy trình nuôi trồng thực tế, ứng dụng trên quy mô rộng.

Hiểu rõ thực tế ngành tôm sau hàng chục năm gắn bó, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thạnh (Bình Thuận) Nguyễn Văn Nhiệm đề xuất: “Con tôm không phải chuyện riêng của của Nhà nước mà người dân cũng phải lo. Ví dụ, Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, đường điện... thì người dân, doanh nghiệp có thể đóng góp phần nào kinh phí hoặc đầu tư nghiên cứu mô hình nuôi trồng chất lượng tốt. Không thể cứ trông chờ hết vào Nhà nước”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phát triển ngành tôm Việt Nam sớm đạt mục tiêu quốc gia, ngày 8/3 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có cuộc họp giữa Thứ trưởng Trần Việt Thanh và các vụ ngành liên quan.

nuôi tôm

Tôm giống đươc sản xuất tại Đại học Nông - Lâm TPHCM. Ảnh: Hoàng Phúc

Theo đó, Thứ trưởng Trần Việt Thanh đã chỉ đạo Vụ Khoa học và Kỹ thuật ngành xây dựng hồ sơ đưa con tôm vào danh mục sản phẩm chủ lực quốc gia. Đồng thời, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNN xây dựng các đề tài, chương trình KH&CN riêng cho tôm nước lợ. Dự kiến, kế hoạch và tờ trình sẽ được hoàn thiện và trình Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 3/2017.

Theo Khoa học và Phát triển
Đăng ngày 27/03/2017

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Rối loạn cân bằng cho chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 10:31 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:31 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 10:31 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 10:31 26/06/2024
Some text some message..