Dựng phên dậu, để giữ nhà

Chuyện tranh chấp nhà đất, chủ quyền giữa hai người hàng xóm từ xưa đến nay vẫn là câu chuyện muôn thuở. Việc một bên khi lâm cảnh cơ hàn, lơi lỏng bị bên kia sang chiếm đất cũng là chuyện thường. Chỉ khi có luật pháp quy định, mỗi cá thể dựng phên dậu vững phân định ranh giới, bảo vệ tốt chủ quyền của mình thì bên kia mới thôi ý định nhòm ngó. Tình trạng biển đảo của ta cũng không ngoại lệ. Và rồi việc tăng cường lực lượng quân sự bảo vệ, hay đóng tàu cá cho ngư dân sản xuất cũng đang là việc "dựng phên dậu để giữ nhà” phải làm, để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

đóng tàu vươn khơi
Đóng tàu lớn vươn khơi

Lịch sử và thực tế đã chứng minh rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Từ trong chuyện cổ tích, người nông dân được chim đại bàng đưa ra biển để lấy vàng, hay trong truyền thuyết về tổ tiên, 50 người con đã theo cha Lạc Long Quân xuống biển diệt yêu quái, bắt cá kình, chinh phục biển khơi. Các triều đại phong kiến đã quản lý, khai thác tốt biển. Bao thế hệ ngư dân Việt Nam đã mưu sinh cùng biển, thành thạo nghề biển, truyền nghề cho cháu con. Với việc ra đời của Công ước Quốc tế Luật Biển 1982, việc phân định ranh giới về biển, phạm vi, chủ quyền biển của Việt Nam đã được cụ thể hóa. Luật pháp quốc tế phản ánh những gì mà lịch sử cha ông ta để lại, còn đó là vấn đề  bảo vệ, khai thác của thế hệ hôm nay. Tiếc rằng, khi phên dậu chưa vững, một phần trong số chủ quyền biển đảo của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa, một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã bị lấn chiếm, mà việc đòi lại là cả một vấn đề nan giải.

Quản lý, bảo tồn, khai thác tài nguyên biển một cách bài bản là việc làm phải có lộ trình, bước đi bền vững. Luật Biển Việt Nam đã quy định rõ về việc khai thác, bảo vệ, phát triển kinh tế biển. Việc phải đặt ra các quy định về việc khai thác, cấm đánh bắt như trong mùa tôm cá sinh đẻ, cấm bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt cũng phải làm. Thế nhưng, ngược đời thay khi Trung Quốc lại  đặt ra cái lệnh cấm trên chính vùng biển của Việt Nam, dùng tàu lớn chèn ép. Chuyện như mới đây, ngày 27-5, tàu cá BĐ 96680 TS của ông La Văn Quen đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa đã lại bất ngờ bị một tàu cảnh sát biển của Trung Quốc tấn công, phun vòi rồng làm tàu hư hỏng nặng. Hội Nghề cá Việt Nam đã phải ra thông báo phản đối việc này...

Việc đóng tàu cá lớn vươn khơi vừa khai thác biển, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo là việc làm cần thiết. Làm sao để năm 2020, nước ta thực sự là nước mạnh về biển, làm giàu từ biển. Giàu từ biển, mạnh từ biển, đồng thời với việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Không thể phủ nhận rằng, nhiều năm qua, việc khai thác biển hãy còn manh mún, thủ công. Và khi chưa mạnh lên từ biển, ngư dân không thực sự mạnh, việc tàu cá nước ngoài mon men, tranh thủ đêm khuya, kẽ hở xâm lấn hải phận, đánh bắt trộm cũng thường xuyên diễn ra. Không ít nguồn hải sản đã bị vét trộm.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản trong đó có việc cho vay vốn, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn khơi đã là một luồng gió mới đến với ngư dân. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 5-2015, tại 28 tỉnh có biển khoảng 650 tàu đã đăng ký, trong đó tàu vỏ thép, vật liệu mới chiếm gần 50%, tàu có công suất trên 800CV chiếm 60%. 52 tàu đã ký hợp đồng, 10 tàu đang giải ngân, đã có 2 tàu vỏ thép đóng xong. Dù quá trình đóng tàu thép mất 7 tháng đến 1 năm mới xong, nhưng có thể nói quá trình triển khai, cho vay vốn, đóng tàu cũng còn chậm. Năm 2020, chúng ta sẽ có trên 2.000 tàu lớn mới được đưa vào sử dụng. Hy vọng như Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh "tin mục tiêu đưa ra sẽ được thực hiện nghiêm túc”.

Dù sao, phát triển kinh tế biển, khai thác biển vẫn là mục tiêu số 1 của ngư dân. Khoản nợ, khoản vay vẫn luôn là thách thức lớn đối với ngư dân. Tàu lớn, phương tiện tốt, nhưng nếu không có sản phẩm, không thu hoạch được hải sản, bị thua lỗ thì phá sản cũng là một nguy cơ hiện hữu. Cũng chính vì điều này mà không ít ngân hàng còn e ngại, hay việc thẩm định đòi hỏi phải kỹ càng.

Khai thác biển, nghề biển cũng đòi hỏi phải có trình độ, kỹ năng. Việc đào tạo bài bản, trang bị kiến thức cho các ngư dân còn rất hạn chế. Hầu như các ngư dân trưởng thành chỉ được truyền nghề từ các bậc cha ông, hay qua kinh nghiệm thực tế sản xuất.Việc khai thác trên biển cũng không dễ dàng. Biển tưởng rộng mà hóa chật. Mặc dù biển của ta hải sản còn rất phong phú, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của khoa học - kỹ thuật, kết hợp với sự khai thác bài bản, có kế hoạch bền vững thì tài nguyên cũng nhanh chóng cạn kiệt.

Và như vậy, việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế biển nói chung, việc khai thác của ngư dân nói riêng cần khẩn trương, tích cực, nhưng cũng phải đảm bảo những bước đi vững chắc, chặt chẽ, hiệu quả. Cần củng cố các nghiệp đoàn, xây dựng các HTX khai thác thủy sản kiểu mới. Phải đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ nghề cá, trung tâm thông tin, cứu hộ, sơ chế biến ngay trên biển...

Như đại biểu Quốc hội Bế Xuân Trường phát biểu: "Có ngư  dân bám biển, có dân sống trên đảo lâu dài, có lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư là lực lượng nòng cốt, chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được thế trận quốc phòng, an ninh, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển vững chắc”. Khẩn trương đầu tư, hỗ trợ xây dựng tốt đội ngũ ngư dân bám biển, chắc chắn chúng ta sẽ dựng được bức phên dậu tốt để giữ nhà, giữ vững chủ quyền.

Báo Đại Đoàn Kết, 10/06/2015
Đăng ngày 11/06/2015
Kiên Long
Đánh bắt

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:20 12/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 04:20 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 04:20 12/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 04:20 12/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 04:20 12/12/2024
Some text some message..