Dùng thảo dược làm chất kích thích miễn dịch trong thủy sản

Sức mạnh của những chiết xuất thảo dược này nằm ở khả năng cải thiện miễn dịch ở ấu trùng trước cả khi hệ thống miễn dịch được hình thành cụ thể.

Tôm thẻ
Các loại thảo được đã và đang được sử dụng trong nhiều nền lĩnh vực để cải thiện sức khỏe trên tôm

Chất kích thích miễn dịch là gì? 

Một chất kích thích làm tăng bẩm sinh hoặc đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu khi tương tác trực tiếp, kích thích các tế bào trong hệ thống được gọi là chất kích thích miễn dịch. Các  chất hóa học, chế phẩm vi khuẩn, polysacarit, chiết xuất từ thực vật hoặc động vật, thành phần dinh dưỡng và cytokine đều có thể là những ví dụ về chất kích thích miễn dịch.  

Các loại thảo được đã và đang được sử dụng trong nhiều nền lĩnh vực để cải thiện sức khỏe, xây dựng khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại mầm bệnh, điều trị và ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác nhau. Do tăng cường miễn dịch và nâng cao hiệu suất tăng trưởng của tôm cá, các chiết xuất thảo dược là những chất kích thích miễn dịch rất hấp dẫn. Đặc tính kháng khuẩn của chúng có tiềm năng trở thành chất thay thế hiệu quả cho các hóa chất và kháng sinh hiện đang được sử dụng trong sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản. Đặc tính từ các chiết xuất thực vật này là kết quả của sự chuyển hóa thứ cấp các chất có hoạt tính sinh học mạnh, đã được xác định thông qua biểu hiện gen, proteomics và chất chuyển hóa.

CáThảo dược - tiềm năng trở thành chất thay thế hiệu quả cho các hóa chất và kháng sinh trong sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản

Chiết xuất thảo dược được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản 

Do nhiều phẩm chất như hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường, ít tác dụng phụ nên việc sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh, giảm stress đang ngày càng phổ biến. Thảo dược chứa nhiều loại chất chuyển hóa, thường được gọi là thành phần hóa học thực vật, bao gồm tanin, alkaloid, flavonoid, sắc tố, phenolics, terpenoid, steroid và tinh dầu. 

Rất nhiều tác dụng bao gồm: Chống căng thẳng, giảm stress, thúc đẩy tăng trưởng, kích thích sự thèm ăn, cung cấp dinh dưỡng, kích thích miễn dịch, chống oxy hóa và tác dụng kháng khuẩn ở cá, có liên quan các chiết xuất từ thực vật.  

Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng việc sử dụng thảo dược trong chế độ ăn của cá có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng, tăng cường hệ thống miễn dịch từ các thành phần ngay chất nhờn bên ngoài da cá. Các chuyên gia cũng kết luận rằng những con cá bị stress có lượng đường trong máu thấp hơn đáng kể khi được bổ sung những loại thực vật này.

Tăng cường miễn dịch bẩm sinh bằng chiết xuất thảo dược trong nuôi trồng thủy sản 

Các chất kích thích miễn dịch từ thảo dược vào trong cá sẽ nhanh chóng kích hoạt phản ứng miễn dịch không đặc hiệu. Chẳng hạn như thực bào, bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và sự hình thành các gốc oxy hóa. Bằng cách tăng số lượng bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho, globulin miễn dịch huyết thanh và tế bào lympho, cũng như kích thích hoạt động của lysozyme, các chất kích thích miễn dịch đang được sử dụng rộng rãi trong nuôi cá. 

Việc gia tăng các vi khuẩn kháng kháng sinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật có sẵn trên cơ thể cá, khiến việc sử dụng kháng sinh để điều trị không hiệu quả và bền vững. Do đó, các loại thực vật khác nhau đã được sử làm chất bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày cho cá.

Cụ thể, người ta sử dụng cỏ roi, chanh, gừng, nghệ và lá chè để tăng cường hệ thống miễn dịch, sản xuất các gen liên quan đến miễn dịch và các enzym chống oxy hóa cho cá hồi vân. Việc này không gây ra tác dụng phụ, cũng không làm thay đổi đáng kể tốc độ tăng trưởng của cá. Ngược lại, giúp tăng Globulin miễn dịch, Lysozyme và các enzyme chống oxy hóa trong chất nhầy của da cá nhờ các bữa ăn được bổ sung lá cỏ roi chanh.

Thảo dượcChất kích thíchTác dụng
QuếAmmameldehydeKích thích tiêu hóa, bắt mồi, diệt khuẩn
Đinh hươngEugenolKích thích tiêu hóa, bắt mồi, diệt khuẩn
TỏiAllicinKích thích tiêu hóa, diệt khuẩn
GừngZingeroleHỗ trợ tiêu hóa
Mù tạcAllyl isothiocyanateKích thích tiêu hóa
Thảo dược và đặc tính chữa bệnh trong thủy sản

Tăng cường hoạt động kháng khuẩn

Nhiều nhà khoa học đã xem xét khả năng kháng khuẩn của thảo dược và các thành phần hoạt tính của chúng. Cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm đều bị đẩy lùi hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh của các chiết xuất thảo dược này. Thậm chí một số bệnh do nấm, vi rút và ký sinh trùng gây ra có thể được điều trị bằng thảo dược.  

Chẳng hạn, người ta đã sử dụng chiết xuất hạnh nhân Ấn Độ với để kháng khuẩn Aeromonas hydrophila và diệt ngoại ký sinh trùng trên cá rô phi. Cây Hương thảo cũng được sử dụng để phòng ngừa Streptococcus trên cá rô phi.

Tỏi gừngMột số bệnh do nấm, vi rút và ký sinh trùng gây ra có thể được điều trị bằng thảo dược  

Chất kích thích miễn dịch trong quản lý sức khỏe thủy sản 

Ở cá và nhuyễn thể, các chất kích thích miễn dịch đã được nghiên cứu đến cấp độ tế bào. Nên hiện đang được sử dụng rộng rãi để ngừa bệnh, và hoạt hóa hệ miễn dịch trên thủy sản. So với động vật trên cạn, cá và tôm phụ thuộc nhiều hơn vào các cơ chế bảo vệ chung một cách tự nhiên. Do đó, chất kích thích miễn dịch là rất cần thiết cho các chiến lược quản lý sức khỏe động vật thủy sản. 

Có thể nói phương pháp thiết thực và hiệu quả nhất để phòng bệnh cho cá và tôm nuôi chính là các chất kích thích miễn dịch. Chúng ít nguy hiểm hơn hóa chất và có phổ hiệu quả rộng so với tiêm vacxin. Sức mạnh của những chiết xuất thảo dược này nằm ở khả năng cải thiện miễn dịch ở ấu trùng trước cả khi hệ thống miễn dịch được hình thành cụ thể. Do đó, tiềm năng sử dụng các chất kích thích miễn dịch để điều chỉnh sức khỏe cho thủy sản là rất lớn. 

Đăng ngày 21/06/2023
Hà Tử @ha-tu
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 21:42 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:42 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 21:42 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:42 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 21:42 05/11/2024
Some text some message..