Đừng yêu cá di sản bằng vị giác!

Từ thực đơn cao cấp đến giá trị bảo tồn loài cá khổng lồ nguy cấp của dòng Mekong.

đặc sản cá tra khổng lồ
Đặc sản cá tra khổng lồ vùng Mekong trưng bày trong nhà hàng cao cấp. Ảnh: Zing.

Nhìn từ bên ngoài của nhà hàng L.N ở Đà Nẵng, cũng giống như bất kỳ nhà hàng tầm cỡ khác tại Việt Nam. Bàn ăn được bố trí hết sức lôi cuốn dưới bóng mát của cây xanh, bao quanh là bức tường gạch với hoa văn lễ hội truyền thống. Các gia đình thực khách rôm rả xung quanh nồi lẩu cá thương hiệu và những doanh nhân thì đang ngà ngà cùng ly rượu.

Nhưng vỏ ngoài của điều tưởng chừng bình thường và vô hại ấy lại che giấu một sự thật đen tối: nhiều loài cá sông khổng lồ trong tình trạng nguy cấp trầm trọng lại đang là đặc sản của nhà hàng này. Mặc dù việc buôn bán chúng tại Việt Nam là trái phép nhưng tại đây chúng vẫn được quảng cáo rầm rộ với những bức hình cá tra Mekong, cá hô khổng lồ (“thơm ngon, giàu omega-3”), và một màn hình lớn chiếu  đoạn phim ghi cảnh một con cá tra khổng lồ, nặng gần 200kg được chế biến và thưởng thức.

Một con cá tra khổng lồ của dòng Mekong đang bị xẻ thịt để sẵn sàng phục vụ thực khách "sành ăn".

Những di sản của dòng Mekong

Đây là một trong những loài cá lớn nhất, phi thường nhất và mang tính biểu tượng nhất trên thế giới. Cá nước ngọt khổng lồ đã sống từ rất lâu ở dòng Mekong, một trong những con sông đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới. Với chiều dài 4.184 km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam, dòng sông là nơi trú ngụ tuyệt vời của hàng nghìn loài cá, trong đó có nhiều loài cá khổng lồ và duy nhất. Nhờ sự rộng lớn và trù phú của sông Mekong, mà các loài cá ở đây có thể phát triển tới kích thước kỷ lục.

Tuy số lượng của những loại cá khổng lồ này không nhiều nhưng chúng lại đóng vai trò rất lớn trong sinh thái thủy vực của dòng Mekong, và ý nghĩa sinh học trong nghiên cứu. Sự sụt giảm đáng kể và nhanh chóng những “di sản” này gây mất cân bằng sinh học và cân bằng chuỗi thức ăn cho thủy vực rộng lớn. “Mất đa dạng sinh học là thách thức hàng đầu trên hành tinh của chúng ta, dẫn đến suy thoái môi trường tự nhiên, và ảnh hưởng gián tiếp đến cuộc sống con người” - Tiến sĩ Hogan, nhà sinh học tại Đại học Nevada, cho biết, “chúng cần chúng ta giúp đỡ, không còn nhiều thời gian, chúng ta cần bảo vệ chúng trước khi quá trễ”.


Các loài cá di sản vốn chỉ có ở dòng Mekong, đang kêu cứu trong vô vọng.

Theo The Guardian, tình trạng suy giảm này đang diễn ra rất phức tạp ở sông Mekong, nơi trú ngụ của nhiều quần thể cá khổng lồ trên thế giới, mối đe dọa tuyệt chủng của những loài động vật thủy sinh khổng lồ (có khối lượng trên 30kg) đang diễn ra với cấp độ toàn cầu. Nhiều loài cá nước ngọt quý hiếm đã tuyệt chủng, trong đó nổi bật có loài đã từng thu hút sự quan tâm nhiều nhà khoa học như cá heo sông Trường Giang.

Trong hơn 20 năm nghiên cứu của mình, Hogan dành cả tâm huyết cho những loại cá “di sản” của dòng Mekong. Với ông, các loại cá tra khổng lồ, cá chép khổng lồ, cá đuối sông khổng lồ, vốn chỉ có ở dòng sông này, đang kêu cứu trong vô vọng.

Nhu cầu tiêu dùng cao, sản lượng khan hiếm

Ở khu vực sông Mê Kông của Việt Nam, các loài cá khổng lồ đã bị “tắc nghẽn” trước khi trở thành “món ngon” trên bàn tiệc, đó là do hoạt động đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường nước và các đập thủy điện đã chặn các đường di cư thiết yếu của chúng cũng như thay đổi động lực tự nhiên của dòng sông.

Tuy sự khan hiếm là điều tất yếu, thì cũng không thể ngăn được nhu cầu “ẩm thực” của nhiều người, và họ lại luôn sẵn lòng chi tiền cho những món ăn “di sản”.  Không chỉ ở Việt Nam, nhiều “người hiện đại” vẫn quan niệm rằng để có thể có được thứ gì đó khan hiếm và đôi khi là rất đặc biệt, cho dù điều đó trái với luật pháp thì đó vẫn là một “dấu ấn” về tầm quan trọng, sự giàu có, sức khỏe và quyền lực. Tư duy này đã ảnh hưởng rất lớn, thúc đẩy buôn bán các mặt hàng động vật hoang dã bất hợp pháp như: thịt tê tê, sừng tê giác, ngà voi, các bộ phận của hổ, và dường như nó cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh các loài cá khổng lồ ở sông Mekong, được cho rằng có khả năng mang lại may mắn và cải thiện sinh lý ở nam giới .


Sự hoang dã, hiếm có đã trở thành một thuộc tính được đánh giá cao ở Việt Nam.

Người Việt Nam có câu “cá càng to thì càng ngon”, ông H.T.N, quản lý của một nhà hàng ở Hà Nội, chuyên phục vụ các “đại gia” bằng những món ăn “di sản”, cho biết. Một số người thậm chí còn mua cá khổng lồ làm quà tặng cho đối tác kinh doanh hoặc quà biếu người thân, bởi độ khan hiếm của nó. Những con cá này hầu như không thể được đặt hàng trước vì chúng rất khó tìm trong tự nhiên. Do vậy sự hoang dã, hiếm có đã trở thành một thuộc tính được đánh giá cao ở Việt Nam!

Cá di sản cần được đón nhận bằng tinh thần, chứ không phải bằng vị giác

Campuchia từ lâu đã là một “thành trì” của các loài cá khổng lồ, một phần là do sự tôn kính văn hóa đối với chúng. Cá trê khổng lồ sông Mekong xuất hiện trong các bức chạm khắc từ thế kỷ 12 trên các bức tường của ngôi đền Bayon gần đền Angkor Wat, và bất kỳ con cá nào nặng hơn một trăm cân đều được coi là có phẩm chất giống như thần. Nhiều ngư dân Campuchia vẫn quan niệm rằng sẽ không may mắn khi bắt được một con cá như thế.


Những loài cá di sản cần được đón nhận bằng tinh thần, chứ không phải bằng vị giác.

Trong suốt chiều dài phát triển của cư dân Mekong, người ta đã hình thành nếp sống bó chặt với thiên nhiên và cộng đồng sinh vật. Họ tôn sùng những điều vĩ đại của sinh thái và xem chúng là chỗ dựa của tinh thần, để “gọt giũa” nên văn hóa sống của xã hội. Theo lẽ đó, các loài cá nước ngọt khổng lồ đã tồn tại trong tâm trí và tín ngưỡng của các cộng đồng, đóng góp rất lớn cho sự cân bằng chuỗi sinh thái của Mekong. Do vậy, chúng xứng đáng trở thành những loài “cá di sản” hơn là “món ăn đặc sản”, chúng cần được bảo tồn hơn là săn bắt, và cần được nghiên cứu hơn là trả giá để sở hữu!

Đăng ngày 09/09/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 04:59 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 04:59 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 04:59 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 04:59 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 04:59 08/11/2024
Some text some message..