Đường đi của tôm nước lợ Việt Nam

Dưới áp lực thị trường, Việt nam cần phải xây dựng giải pháp kỹ thuật an toàn trong nuôi và chế biến sản phẩm tôm nhằm đạt được sản phẩm ”tôm sạch” an toàn vệ sinh thực phẩm.

anh thu hoạch tôm
Hướng đi cho tôm nước lợ. Ảnh tepbac.com

Nghề nuôi tôm nước lợ ở xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90, và đến nay tôm nước lợ đang trở thành một đối tượng kinh tế quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, đến năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 3 triệu tấn và xuất khẩu thủy sản đã đạt mức 6,118 tỷ USD, trong đó tôm sú xuất khẩu 1,43 tỷ USD, chiếm 59,7%; năm 2012, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam là 657.523 ha, sản lượng 476.424 tấn; tăng 0,2% về diện tích nhưng giảm 3,9% sản lượng so với năm 2011.

Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành nuôi tôm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước những áp lực cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, một bộ phận người nuôi chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng nhiều loại thuốc, hóa chất… làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kháng dịch bệnh và khả năng hấp thu của tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch.

Cùng với sự gia tăng diện tích nuôi, lượng chất thải từ các ao nuôi được thải ra ngoài môi trường sau mỗi vụ nuôi ngày càng tăng, làm cho môi trường nước, không khí bị ngày càng bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh xảy ra và lây lan khó kiểm soát.

Theo Tổng cục Thủy sản nhận định, dịch bệnh xảy ra trầm trọng trên diện rộng là nguyên nhân chính khiến hiệu quả sản xuất năm 2012 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2012, Việt Nam có khoảng 100.776ha diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh (trong đó tôm sú là 91.174ha).

Dưới áp lực thị trường, Việt nam cần phải xây dựng giải pháp kỹ thuật an toàn trong nuôi và chế biến sản phẩm tôm, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến nhằm đạt được sản phẩm ”tôm sạch” an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tạo ra thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định.

Để đáp ứng nhu cầu thời cuộc, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP). Đây là quy phạm thực hành sản xuất tốt được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Sự ra đời của VietGAP là bước cần thiết nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản Việt Nam nói chung và nghề nuôi tôm nước lợ nói riêng đi vào khuôn khổ.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng tin dùng các mặt hàng có nhãn hiệu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng ngay cả các mặt hàng thủy hải sản trong các siêu thị lớn của Việt Nam cũng chưa được gắn tem, nhãn, bao bì chính thống, chưa được công khai về quy trình kiểm soát chất lượng để có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Vì vậy, việc tuyên truyền để người nuôi tôm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP không những đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, mà còn đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất và từng bước xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam trong lòng người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Nhằm hỗ trợ cho chương trình này, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 01/2012/QĐ-TTg về “một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”, theo đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung áp dụng VietGAP, hỗ trợ không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế...

Với sự hỗ trợ này, chi phí áp dụng cho VietGAP sẽ thấp hơn rất nhiều so với các bộ tiêu chuẩn trước đây, tạo thuận lợi cho các hộ tôm hướng tới nền sản xuất bền vững.

Mặc dù có nhiều lợi ích thiết thực và sự hỗ trợ của chính phủ song việc thực hiện tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi tôm nước lợ gặp không ít khó khăn. VietGAP vẫn chưa được quốc tế thừa nhận, trong khi sản phẩm tôm là loại nguyên liệu chủ yếu phục vụ chế biến xuất khẩu, hơn nữa các bộ tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện có uy tín khác như BAP,GlobalGAP, ASC lại đang cạnh tranh gay gắt nên người nuôi tôm chưa mạnh dạn áp dụng VietGAP.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam chủ yếu tồn tại dưới dạng nông hộ nhỏ lẻ nên hệ thống thủy lợi, ao chứa, ao lắng chưa đáp ứng được yêu cầu; hộ nuôi thường có sản lượng nhỏ nên chi phí tư vấn, chứng nhận VietGAP tính trên đầu tấn sản phẩm sẽ cao trong khi giá bán sản phẩm sau chứng nhận tăng chậm.

Chương trình hỗ trợ của quốc gia theo quyết định 01/2012/QĐ-TTg còn vài điểm chưa được hợp lý, ví dụ, theo quyết định, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất được hỗ trợ phải đủ 2 điều kiện: (i) Áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm; (ii) Có hợp đồng tiêu thụ và phương án tiêu thụ sản phẩm. Nếu buộc người nuôi tôm vừa áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP vừa phải có hợp đồng tiêu thụ mới được hưởng hỗ trợ thì thật sự rất khó khăn cho họ, và không khuyến khích được đại đa số hộ nuôi tôm áp dụng VietGAP.

Tuy việc xây dựng VietGAP đang gập nhiều khó khăn bước đầu, nhưng VietGAP vẫn là hướng phát triển tất yếu phải có của nghề nuôi tôm nước lợ nói riêng và cả ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung. Phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của VietGAP nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm, nâng cao uy tín hàng tôm nước lợ trên thị trường, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Đăng ngày 23/05/2013
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:54 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:54 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:54 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:54 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:54 16/04/2024