Dương Ngọc Minh: Dám thay đổi và luôn coi trọng con người

Quần jeans bụi, chân mang dép kẹp, xài 2 điện thoại di động mà “cộng lại” cũng chưa tới giá 2 triệu đồng… nhưng bàn chuyện làm ăn thì ông có thể nói suốt 2 tiếng đồng hồ và nêu chính xác từng con số mà không cần sổ sách. Đó là phong cách của ông Dương Ngọc Minh mà dân miền Tây quen gọi là “vua xuất khẩu cá tra”.

ong duong ngoc minh
Ông Dương Ngọc Minh - Ảnh: nhân vật cung cấp

“Vào nghề” từ một chàng trai thành thị tham gia thanh niên xung phong, ngay trong năm đầu sau đổi mới Dương Ngọc Minh đã được giao trọng trách đứng đầu một đơn vị xuất nhập khẩu lớn của TP.HCM, đó là Công ty chế biến xuất khẩu Hùng Vương, tiền thân là một phân xưởng chế biến thủy sản.

“Thằng ngu nhất”

Vào thời điểm đó, Hùng Vương là một trong 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp với kim ngạch hơn 30 triệu USD/năm. Ông Minh nhớ lại: “Từ khi thành lập đến ngày gặp nạn, hoạt động của công ty hoàn toàn dựa vào vốn vay và từ nguồn ứng trước của khách hàng. Trong giai đoạn bị Mỹ cấm vận, chúng tôi đã góp phần phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp TP.HCM khi mỗi năm nhập về trên 20 triệu USD sợi và nhựa phục vụ cho ngành dệt, sản xuất bao bì và các sản phẩm gia dụng. Cứ mỗi USD nhập hàng thì công ty phải chịu lỗ trên 2.000 đồng, do phải thanh toán theo tỷ giá nhà nước quy định, chênh lệch với giá thị trường chợ đen”.

Không chỉ nhập nguyên liệu sản xuất, Hùng Vương còn nhập trên 10 tấn vàng cho Công ty vàng bạc đá quý TP.HCM và Công ty vàng bạc đá quý Q.6. Thời điểm bấy giờ lạm phát phi mã. Khi nhập hàng về giao xong, thu được tiền thì giá USD đã biến động. Ông Minh nhớ lại, có lúc khi giao hàng, công ty chỉ được phép hạch toán theo tỷ giá 5.000 đồng/USD trong khi giá thị trường chợ đen đến 11.000 đồng/USD. Mặt khác, vì không được cấp vốn nên khi xây dựng nhà máy, Hùng Vương phải nhập thiết bị trả chậm theo tỷ giá 1 USD đổi 230 yen Nhật. Nhưng 3 năm sau, khi đồng yen có giá trở lại thì 1 USD chỉ đổi được 150 yen. Giá trị tài sản của Hùng Vương vì vậy bị đội lên cùng với công nợ nhập thiết bị trả chậm.

Một sai lầm khác của ông Minh liên quan việc các đại lý tàu biển cho tiền hoa hồng, như ông kể: “Ngày xưa, thường mỗi tấn hàng xuất đi thì được 50 USD hoặc một container thì 500 USD. Nếu bỏ túi riêng cũng chẳng ai kiểm soát được, nhưng tôi lại chủ trương thu về cho đơn vị để sử dụng vào việc chi thưởng cho công nhân. Chính điều này sau đó tôi đã vướng vào tội lập quỹ trái phép. Vì vậy nhiều người cho rằng tôi là thằng ngu nhất”.

Vì những lý do trên, ông Minh phải lãnh án 10 năm tù. Nhưng thụ án 6 năm thì ông được tha trước thời hạn.

Dám thay đổi

“Khi ra tù, có nhiều người quen kêu về phụ việc nhưng tôi từ chối và quyết tâm trở về nghề cũ. Nhưng lúc đó chỉ có hai bàn tay trắng, không có chiếc xe gắn máy để đi. Một nhân viên cũ đã cho tôi mượn chiếc xe Dream để làm phương tiện đi lại”, ông Minh tâm sự.

Đầu tiên ông thuê 1.000 tấn kho lạnh để cho thuê lại, với giá 100 triệu đồng/tháng và phải ký quỹ 3 tháng. Nhưng vừa ra tù tìm đâu ra được 300 triệu đồng? Giữa lúc bế tắc thì có một khách hàng cũ (chủ tòa nhà Sun Wah đường Nguyễn Huệ bây giờ) sẵn sàng cho mượn 150 triệu đồng. Rồi một hôm tới nhà ông Võ Trần Chí (cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM) chơi, ông Chí hỏi: “Mày về giờ làm gì?”. Ông Minh trả lời: “Con định làm kho nhưng không có tiền”. Ngồi lặng thinh không nói gì, lát sau ông Chí kêu vợ lên hỏi 2 sổ tiết kiệm của ông và bà còn tổng cộng bao nhiêu tiền. Bà Chí vào đem ra 2 sổ tiết kiệm tổng cộng hơn 98 triệu đồng. Ông Chí kêu vợ đi rút hết “đưa cho thằng này mượn, có lẽ nó không làm mất tiền của bà đâu”.

Có kho lạnh trong tay thì ngay tháng đầu phải lỗ mất 50 triệu đồng vì chẳng có ai thuê lại. Đúng vào thời điểm đó thì Mỹ công bố thuế chống phá giá đối với cá da trơn khiến hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy hải sản đều bị kẹt kho. Thế là kho lạnh của ông hoạt động hết công suất. Ông Minh nhớ lại: “Vào lúc tôi thu được tiền kho thì nhiều doanh nghiệp lại điêu đứng vì không bán hàng được. Bấy giờ giá cá tra phi lê bán ra chợ chỉ còn 6.000 đồng/kg. Dự đoán rằng khó khăn của con cá tra chỉ là nhất thời nên tôi đề xuất mua lại với giá 7.000 đồng/kg. Đây là lối thoát cho các doanh nghiệp, bởi vì nếu họ cứ gửi cá, trả tiền kho rồi đem bán đổ bán tháo thì càng lỗ nặng. Giờ bán cho tôi cao hơn giá chợ mà không phải mất tiền thuê kho. Từ quyết định táo bạo này, 6 tháng sau tôi bán ngược lại cho chủ cũ với giá 30.000 đồng/kg trong khi giá thị trường là 40.000 đồng/kg. Như vậy họ lời được 10.000 đồng/kg, còn tôi thì lời gấp 5 lần”.

Tương tự, có thời điểm cá ngừ tại cảng chỉ có 5.000 đồng/kg, nhưng khi hết mùa vụ thì giá tăng lên gấp đôi. Thế là ông quyết định trữ hàng. Nhờ vậy, từ 300 triệu đồng mượn ban đầu, năm 2003 vốn tích lũy lên được 6 tỉ đồng. Lúc này ở Tiền Giang có khu công nghiệp Mỹ Tho mới mở, ông quyết định xây nhà máy đông lạnh để chế biến cá ngừ. Nhưng khi nhà máy xây xong thì cá ngừ bị thất mùa, nhà máy đói nguyên liệu. Thế là ông bỏ cá ngừ, chuyển sang chế biến, xuất khẩu cá tra. “Sự thành công của Hùng Vương đến hôm nay là nhờ đã chọn đúng điểm rơi và thái độ quyết đoán, dám thay đổi. Ví dụ khi bắt đầu làm cá tra, tôi phát hiện cá nuôi trong ao chi phí rẻ hơn nuôi bè, tỷ lệ thành phẩm cao hơn, chất lượng tốt hơn, nên quyết định đầu tư, mở rộng vùng cá nuôi ao và đã thành công, mặc dù lúc đó nhiều người không đồng tình”, ông Minh chia sẻ.

3 điều giữ chân người giỏi

Năm 2009, Hùng Vương mua cổ phiếu của Agifish An Giang. Năm 2010 mua Faquimex Bến Tre, 2011 sáp nhập Nhà máy thức ăn Việt Thắng và năm nay tiếp vốn cho FMC Sóc Trăng, Tắc Vân (Cà Mau)… “Chúng tôi quyết định đầu tư thẳng vào công ty, nơi đã có sẵn cơ sở vật chất và con người. Vấn đề là thay đổi cách nhìn và cách làm thôi”, ông Minh nói.

Cổ phần hóa vào năm 2007, đến thời điểm này tổng vốn của Hùng Vương đạt trên 3.000 tỉ đồng và đang sử dụng hơn 16.000 lao động tại 8 nhà máy với công suất 400.000 tấn cá nguyên liệu/năm, dự kiến năm 2013 sẽ tăng lên 20.000 lao động. Ông Minh tâm sự: “Tôi luôn coi trọng con người, những cấp dưới của tôi. Trong sử dụng con người, phải bảo đảm ăn, mặc, đời sống. Nếu làm được 3 điều này thì sẽ giữ được người tốt, người giỏi làm việc cho mình”.

TNO
Đăng ngày 14/11/2012
Hoàng Phương
Doanh nghiệp

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Gợi ý 10 khoáng chất được sử dụng phổ biến cho tôm hiện nay

Bổ sung khoáng chất là một phần thiết yếu trong quá trình nuôi tôm, bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sự phát triển và sức khỏe của tôm. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất không chỉ hỗ trợ tôm trong quá trình lột xác, hình thành vỏ mới mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm khoáng chất được thiết kế đặc biệt cho tôm, nhưng đâu mới là những lựa chọn tối ưu và được người nuôi tin dùng nhất?

Khoáng cho tôm
• 14:00 02/01/2025

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 03:59 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:59 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 03:59 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 03:59 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 03:59 14/01/2025
Some text some message..