Dưỡng ngư trên cao nguyên

Thật bất ngờ khi ở cao nguyên có một trung tâm giống thủy sản lớn, bề dày lịch sử trên dưới 60 năm qua tại xã Bình Giáo, H.Chư Prông (Gia Lai).

Dưỡng ngư trên cao nguyên
Ông Phạm Hữu Phước kiểm tra đàn cá giống điêu hồng

Đây là nơi tạo nguồn cá giống, cung cấp cá thương phẩm cho khu vực Tây nguyên cũng như một số tỉnh duyên hải miền Trung. Trung tâm vốn được xây dựng từ trước 1975, là một khu vực nuôi cá nước ngọt rộng hơn 10 ha với tên gọi Trung tâm dưỡng ngư. Lúc ấy, toàn Tây nguyên chỉ duy nhất có trung tâm này.

Theo thống kê, Gia Lai hiện có hơn 150 hồ chứa thủy lợi, thủy điện với khối lượng hơn 23 tỉ m3 nước ngọt. Đây là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thủy sản. Định hướng của tỉnh Gia Lai, đến năm 2020, diện tích tham gia nuôi thủy sản là hơn 24.000 ha. Để phục vụ cho nhu cầu này, trung bình mỗi năm trung tâm trên đã cung cấp ra thị trường hàng triệu con cá giống.

“Chỉ riêng năm qua, chúng tôi cho sinh sản 120.000 cá trắm bột, 1,7 triệu cá chép bột, 30.000 cá giống rô phi, điêu hồng... phục vụ công tác ương nuôi. Hiện chúng tôi có đàn cá bố mẹ khoảng 3 tấn gồm các loại như trắm, chép, rô phi, điêu hồng, lăng nha đuôi đỏ. Từ năm 2014, chúng tôi nuôi thử nghiệm và đã cho sinh sản thành công cá koi Nhật Bản với hai dòng là Kohakư và Hikari. Hiện đã có một số đơn vị và cá nhân đặt mua. Chúng tôi cũng đang nuôi và cho sinh sản đối với giống cá chép ba máu V1 thuần chủng của Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc trong chương trình hợp tác sản xuất giống thủy sản”, ông Phạm Hữu Phước, Giám đốc Trung tâm thủy sản Gia Lai, nói.

Ngoài sản xuất cá giống, cá thương phẩm, trung tâm còn tham gia, tham mưu với các cơ quan chức năng để phát triển những mô hình, mở rộng diện tích nuôi thủy sản. Đây cũng là giải pháp nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Gia Lai.

Tuy nhiên, trong thực tế trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn như nhân lực thiếu, kinh phí hoạt động hạn chế, chưa kể tình trạng người ngoài vào câu trộm cá, đặc biệt là cá bố mẹ, nhưng cơ quan chức năng không ngăn chặn triệt để. Ngoài ra, dù có tiềm năng phong phú để triển khai việc nuôi thủy sản song nhiều năm qua, hoạt động này tại Gia Lai vẫn chưa được chú trọng đúng mức từ hộ gia đình đến các đơn vị; nhiều diện tích mặt nước vẫn chưa được tận dụng để nuôi thủy sản; hoạt động nuôi cá lồng bè cũng chưa phát triển...

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 24/10/2019
Trần Hiếu
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:38 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 11:38 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 11:38 15/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:38 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 11:38 15/01/2025
Some text some message..