Ế như... tôm tươi

Do thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, trên 1.200 tấn tôm thương phẩm ở “thủ phủ” nuôi tôm trên cát ven biển huyện Phong Điền (TT-Huế), rơi vào tình cảnh tiêu thụ ì ạch, ế ẩm chưa từng thấy

Nuôi tôm trên cá
Nuôi tôm trên cát tại TT-Huế đang gặp khó khăn về thị trường

Thua lỗ hàng trăm tỷ vì tôm

Những ngày này, tại vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền) - nơi diện tích hồ tôm thẻ chân trắng chiếm đến 90% trong toàn tỉnh, với khoảng 400ha ao hồ nuôi, hàng trăm chủ hồ nuôi như ngồi trên lửa. Từ khi tôm nuôi bước vào giai đoạn cho thu hoạch, cũng là lúc dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh khiến các thương lái dừng thu mua tôm nuôi trên địa bàn TT-Huế.

Xã Phong Hải, huyện Phong Điền, một trong những vùng trọng điểm nuôi tôm trên cát của tỉnh TT-Huế hiện ước được mức thiệt hại từ 130 đến 150 tỷ đồng. Ông Nguyễn Cát (người nuôi tôm xã Phong Hải) cho biết, vụ tôm đầu năm nay, hộ này nuôi 3 hồ với tổng diện tích khoảng 1 ha. Sản lượng tôm ước đạt trên dưới 30 tấn không bán được mà vẫn phải nuôi giữ trong ao, tiêu tốn khoảng 10 triệu đồng/ngày. Từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, hộ ông Cát tiêu tốn khoảng 1,5 tỷ đồng.

Tình cảnh của ông Cát cũng là tình trạng chung của các hộ nuôi tôm ở các xã khác thuộc huyện Phong Điền.

Theo những người nuôi tôm, bên cạnh việc không tiêu thụ được, thì giá tôm cũng rớt thảm hại. Trước đây, khi tôm nuôi đạt kích cỡ 50 con/kg, mức giá luôn ổn định từ 240.000 -250.000 đồng, tôm nhỏ hơn từ 160.000 -200.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh xảy ra, giá thu mua tôm nuôi đã “tuột dốc không phanh”. Loại tôm 50 con/kg chỉ còn 150.000 đồng, những loại khác bán ở mức bèo bọt từ 100.000 -120.000 đồng/kg.

Gõ cửa doanh nghiệp nhờ “giải cứu” tôm

Theo ông Trương Văn Giang, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế, trước khi xảy ra dịch bệnh, hầu hết người nuôi tôm trên cát tại tỉnh này đều có lãi. Thậm chí, có những hộ lãi từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ, nên tại TT-Huế hiện có đến 1.200 tấn tôm thương phẩm ở vùng cát ven biển bí đầu ra. Với tình hình giá tôm rất thấp, ước mức thiệt hại, thua lỗ toàn vùng lên đến hàng trăm tỷ đồng nếu không có biện pháp “giải cứu”.

Trước tình hình giá tôm biến động mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh, đẩy người nuôi vào tình trạng thua lỗ trầm trọng, mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh TT-Huế đã chỉ đạo các ban ngành chức năng và UBND huyện Phong Điền tiến hành làm việc với Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) - chi nhánh đóng tại Phong Điền, để tìm cách đẩy mạnh tiêu thụ tôm nuôi.

Qua làm việc, bước đầu, tin vui là Cty C.P đồng ý thu mua sản phẩm tồn đọng cho dân.

Tiền Phong
Đăng ngày 21/04/2020
Ngọc Văn
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 18:12 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 18:12 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 18:12 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 18:12 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 18:12 18/02/2025
Some text some message..