EHP làm tăng tỷ lệ nhiễm Vibrio gây ra bệnh EMS trên tôm

Nghiên cứu chứng minh Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một yếu tố nguy cơ cho hoại tử gan tụy cấp (AHPND) cho tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei.

EHP làm tăng tỷ lệ nhiễm Vibrio gây ra bệnh EMS trên tôm
Mẫu mô gan tụy tôm trong quá trình thì nghiệm

* Chú thích hình: (A-F) nhuộm H & E mô gan tụy. (G-I) Sự có mặt của chất kết tủa màu xanh đậm chỉ ra sự hiện diện của EHP. (A-C) Nhuộm H & E ở tôm sạch gây nhiễm AHPND ở 0h (A), 6h (B), 12h (C); (D-F) nhuộm H & E  ở nhóm 3 và nhóm 4 ở 0h (D), 6h (E), 12h (F)

Hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên tôm

Từ năm 2003, EHP đã được báo cáo trên tôm sú  Penaeus monodon được nuôi ở Thái Lan. Những con tôm này đã có biểu hiện hội chứng chậm lớn (MSGS) và đồng nhiễm các mầm bệnh cơ hội như bệnh còi (monodon baculovirus - MBV). Dấu hiệu chính của bệnh do EHP là tôm chậm phát triển (Sritunyalucksana và cộng sự, Newman, 2015), dẫn đến sự biến đổi về kích thước. Trong một giai đoạn tiến triển hơn, tôm nhiễm EHP thường biểu hiện vỏ mềm, giảm lượng ăn và đường ruột bị rỗng.

Trong giai đoạn 2009-2012, một loại bệnh mới xuất hiện gọi là bệnh hoại tử tụy cấp tính (AHPND) còn được gọi là "Hội chứng chết sớm (EMS)" bắt đầu gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong hầu hết các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Mexico (Lightner và cộng sự, 2012, Tran et al., 2013, Flegel, 2012, Leaño và Mohan, 2012) và sau đó là Philipine ( Leobert và cộng sự, năm 2015).

Trong một số trường hợp, AHPND đã được báo cáo về đồng nhiễm với EHP (Ha và cộng sự, 2010, FAO, 2015, Chang, 2016).

Các tác nhân gây bệnh của AHPND được xác định là vi khuẩn Vibrio bao gồm Vibrio parahaemolyticus (Han và cộng sự, 2015, Lee và cộng sự, 2015), V. campbellii (Han và cộng sự, 2016) và V. harveyi (Kondo và cộng sự, 2015) tất cả chúng có chứa một độc tố nhị phân PirABvp. AHPND xuất hiện trong vòng 20 đến 30 ngày đầu tiên của quá trình nuôi, gây tử vong lên đến 100% trong các trường hợp nặng. Trong giai đoạn cấp tính, gan tụy bị teo nhỏ cho thấy sự thoái hóa biểu mô ống. Ở giai đoạn đầu, gan tụy cho thấy sự liên kết giữa các tế bào, kết hợp hemocytic, nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng gan tụy và nhiễm trùng Vibrio thứ phát (Lightner và cộng sự, 2012; Tran và cộng sự, 2013).

Dựa trên thực tế EHP đã ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng thuỷ sản trước khi xảy ra sự bùng phát AHPND, có thể EHP góp phần làm tăng AHPND và các bệnh do vi khuẩn như SHPN. Để xác định mối quan hệ giữa EHP với AHPND và SHPN, nhóm nghiên cứu đã đánh giá yếu tố nguy cơ của EHP với các bệnh này.

Thí nghiệm

Có 4 nhóm tôm:

Nhóm 1: Tôm sạch bệnh

Nhóm 2: Tôm nhiễm EHP

Nhóm 3: Tôm sạch bệnh lây nhiễm ANPND Vibrio paraheamolyticus

Nhóm 4: Tôm đã được lây nhiễm EHP + lây nhiễm thêm Vibrio paraheamolyticus

Kết quả:  

Tỷ lệ tử vong sau 6h của các nhóm tôm thí nghiệm: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 18%, nhóm 3: 44%, nhóm 4: 60%

Các kết quả nhiễm thực nghiệm cho thấy rằng nhóm lây nhiễm kết hợp EHP-AHPND có tỷ lệ chết cao hơn (60 và 44%) so với nhóm lây nhiễm AHPND (0 và 18%). Các dấu hiệu bệnh lý của nhóm tôm nhiễm AHPND so với nhóm tôm nhiễm EHP-AHPND được so sánh sau 12 giờ đầu tiên. Kết quả cho thấy lây nhiễm,có đến 57% gan tụy của nhóm EHP-AHPND bị nặng hoại tử và bong tróc, trong khi đó nhóm nhiễm AHPND có gan tụy bị hoại tử tương tự như nhóm tôm nhiễm EHP-AHPND chỉ có 11% . Điều này cho thấy rằng tôm nhiễm EHPcó tính nhạy cảm cao hơn tôm chỉ bị nhiễm AHPND

liên hệ giữa tôm bị EHP và tôm bị EMS

So sánh đường cong tỷ lệ sống giữa nhóm AHPND không bị EHP so với nhóm AHPND bị nhiễm EHP

 

Kết luận

Nghiên cứu trên cho thấy, thông qua hai phương pháp độc lập chứng minh rằng có sự liên quan giữa SHPN và EHP. Những phát hiện này gợi ý rằng tôm nhiễm EHP là một yếu tố nguy cơ cho cả bệnh AHPND và SHPN.

Nghiên cứu của: Luis Fernando Aranguren ⁎, Jee Eun Han, Kathy F.J. Tang

Đăng ngày 14/09/2017
TRỊ THỦY
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 17:26 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 17:26 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 17:26 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 17:26 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:26 18/02/2025
Some text some message..