Ép giá mực khô

Cũng như nhiều loại hải sản khác, mặt hàng mực khô của ngư dân Quảng Nam năm nay bị ép giá thê thảm, giá trị giảm hơn một nửa so với mọi năm.

mực khô, ép giá mực khô
Ảnh minh họa

Con tàu mang số hiệu QNa - 91719 của ông Huỳnh Văn Kỳ (Tam Giang, Núi Thành) chở 40 bạn câu, người lao động xuất hành từ mùng 9 Tết Nguyên đán, sau gần 3 tháng đánh bắt, tàu đã cập bờ với gần 30 tấn mực khô. Đây là sản lượng rất lớn cho một chuyến khai thác mực khơi. Theo ông Kỳ, sản lượng mực lớn là do thời gian đánh bắt dài hơn mọi lần. Thông thường, mỗi chuyến biển chỉ kéo dài khoảng 2 tháng. Trong thời gian khai thác, do thời tiết “trái nết”, phương tiện phải vào đảo trú bão nhiều lần. “Vì chi phí cho chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng, bạn câu muốn ở lại lâu để kiếm thêm chút đỉnh. Nhưng cái chính là chúng tôi chờ thông tin giá mực lên. Ở ngoài biển thức trắng đêm nghe giá mực chỉ 60 nghìn đồng/kg, ngư dân buồn lắm” - ông Kỳ thổ lộ. Còn ngư dân Bùi Văn Sanh (thôn Phú Đông, xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ) cho biết, chuyến biển đầu năm câu được hơn 7 tạ mực. Với giá hiện nay, trừ phí tổn ra anh kiếm gần 20 triệu đồng, nếu giá mực cao như năm trước, thu nhập tăng gấp đôi.

Những ngày giữa tháng 5, tại cảng cá An Hòa (xã Tam Giang), nhiều tàu đã cập bến nhưng không khí mua bán mực khô không còn rôm rả như trước. Nhiều tàu có công suất lớn gắng gượng bám biển dài ngày chờ cơ hội, nhưng các loại tàu nhỏ thì chấp nhận thiệt thòi. Đơn giản là vì phương tiện nhỏ, phí tổn, nhiên liệu đem theo ít nên chỉ thực hiện đánh bắt trong thời gian nhất định. Mặt khác, khâu bảo quản, đông lạnh hải sản cũng bị hạn chế nên dù giá mực thấp, ngư dân cũng đành phải bán gấp.

Theo UBND xã Tam Giang, địa phương có hơn 50 phương tiện đánh bắt xa bờ với tổng công suất trên 34.800CV. Trước đây, vào dịp này thương lái từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi nườm nượp đổ về mua mực khô với giá cao, nhưng hiện tại các cơ sở thu mua đổ về cảng cá An Hòa thưa thớt dần. Chưa có năm nào giá mực “xuống đáy” như năm nay. Qua tìm hiểu, được biết năm 2011, khi giá mực lên đến 120 nghìn đồng/kg, có thời điểm hơn 140 nghìn đồng/kg ngư dân vô cùng phấn khởi, góp phần tạo điều kiện để ngư dân đầu tư, phát triển phương tiện vươn khơi. Tuy nhiên gần đây giá mực liên tiếp sụt giảm. Lợi dụng tình trạng ngư dân thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ hải sản, phải bán gấp mực khơi cho chuyến đi biển kế tiếp nên thương lái, đầu nậu đã ép giá.

Theo ngư dân, tại Quảng Nam, hiện chưa có một đơn vị, doanh nghiệp nào tổ chức đứng ra mua mực khô trực tiếp mà phải thông qua các “đầu nậu”. Mực khô sau khi được các thương lái tận mua được xuất sang thị trường Trung Quốc. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh cho hay, việc ngư dân bị ép giá là có thật nên về lâu dài ngành sẽ nghiên cứu kết nối, liên hệ và thông tin thêm về thị trường, tránh để ngư dân bị ép giá.

báo Quảng Nam
Đăng ngày 20/05/2013
trần hữu
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 19:34 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 19:34 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 19:34 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 19:34 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 19:34 26/11/2024
Some text some message..