Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
Tôm cần có một môi trường sạch khuẩn hại để có thể tự do phát triển tốt hơn

Ép khuẩn và diệt khuẩn có giống nhau hay không?

Vi khuẩn có thể được chia thành hai loại chính: Vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn có lợi là những vi khuẩn có khả năng phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi, giúp cải thiện chất lượng nước và tăng sản lượng tôm. Tuy nhiên, vi khuẩn gây hại cũng tồn tại trong ao tôm và có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng cho tôm, gây thiệt hại về kinh tế.

Vi khuẩn trong nước là một phần của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái và có vai trò quan trọng trong kiểm soát vệ sinh ao. Khi có sự thay đổi trong hệ sinh thái, cân bằng này có thể bị mất, dẫn đến sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn có hại, đặc biệt là nhóm Vibrio, gây ra bệnh hoại tự gan tụy trên tôm.

Diệt khuẩn ao tôm là diệt những loại vi sinh vật bất lợi cho Tôm và môi trường nuôi Tôm. Bởi trong quá trình nuôi, các loại vi sinh vật và mầm bệnh có hại sẽ luôn tiềm ẩn, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm và môi trường ao nuôi.

Diệt khuẩn ao tôm đúng cách và an toàn sẽ làm giảm đáng kể các mầm bệnh trong suốt vụ nuôi và tăng khả năng thành công hơn 70%. Bên cạnh việc sử dụng diệt khuẩn trong ao nuôi tôm thẻ bằng acid hữu cơ và Nano bạt, ta còn có thể phối hợp sử dụng vi sinh, xi phông đáy,... để cải thiện toàn diện chất lượng nước trong ao nuôi, từ đó có một quy trình quản lý môi trường ao nuôi hiệu quả.

Theo một số thông tin, ép khuẩn được bà con nông dân dùng để gọi cho cách diệt khuẩn bằng các chế phẩm sinh học để ép vi khuẩn có hại, từ đó làm giảm mật độ của vi khuẩn có hại có trong ao nuôi tôm. Phương pháp ép khuẩn thường được dùng cho ao nuôi lót bạt, có diện tích ao nhỏ. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này, người đứng ao phải luôn có các dụng cụ kiểm tra khuẩn hại để có thể theo dõi tình trạng vi khuẩn có trong ao. Tuy nhiên, ép khuẩn không được đánh giá cao trong nuôi tôm vì tỉ lệ thành công rất thấp so với diệt khuẩn.

Diệt khuẩn để ngăn chăn các mầm bệnh xuất hiện trong ao nuôi

Từ đó, ta có thể nói ép khuẩn là một dạng diệt khuẩn tuy nhiên sẽ không sử dụng các hóa chất mạnh như diệt khuẩn thông thường. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lên cả vi khuẩn có lợi hỗ trợ tôm trong ao nuôi. Ép khuẩn chỉ đơn giản là khống chế vi khuẩn có hại ngừng sinh sôi nhiều hơn.

Những giai đoạn phù hợp cho việc diệt khuẩn

Để hạn chế rủi ro khi nuôi tôm, người nuôi nên diệt khuẩn thường xuyên. Gợi ý cho bạn ba giai đoạn chính cần nên diệt khuẩn sau đây: 

- Diệt khuẩn giai đoạn chuẩn bị thả giống: Ở giai đoạn này, người nuôi nên tiến hành bơm nước vào ao qua màn lọc để giảm bớt trứng, ấu trùng mầm bệnh xâm nhập vào ao. Chạy quạt nước sau 5-7 ngày để trứng, ấu trùng các mầm bệnh nở rồi mới xử lý bằng thuốc diệt khuẩn, sát trùng nước.

- Diệt khuẩn giai đoạn tôm nhỏ đến 45 ngày tuổi: Ở giai đoạn này tôm khá nhạy cảm và thức ăn tôm thường là các vi sinh vật phù du. Chính vì vậy, người nuôi cần nên cân nhắc và sử dụng thuốc diệt khuẩn khi thực sự cần thiết để đảm bảo cho tôm không bị sốc và chết đi. 

- Diệt khuẩn giai đoạn từ 45 ngày tuổi đến khi thu hoạch: Ở giai đoạn này tuy tôm có sức chống chịu cao hơn với giai đoạn trước nhưng cũng không nên sử dụng diệt khuẩn bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Các tiêu chí cần xem xét trước khi diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Để chọn chất diệt khuẩn phù hợp, người nuôi cần lưu ý những tiêu chí quan trọng sau:  

- Xác định rõ ràng cơ chế hoạt động và khả năng tác động của hóa chất đó lên mầm bệnh (mạnh, trung bình, yếu).

- Các chất hữu cơ ảnh hưởng đến hoạt động diệt khuẩn ra sao.

- Mất bao lâu để chất diệt khuẩn tiếp xúc với mầm bệnh để tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả.

- Tác dụng khử trùng/diệt khuẩn có thể kéo dài bao lâu thì phù hợp.

Ao tôm
Ao tôm bị nhiễm khuẩn đường ruột. Ảnh: thuysantincay.com

Trên đây là các thông tin về vấn đề diệt khuẩn tại ao nuôi. Khi người nuôi quản lý và kiểm soát được khuẩn tốt thì sẽ tăng khả năng thành công trong quá trình nuôi. Việc chủ động kiểm tra thường xuyên, phát hiện và diệt khuẩn sớm sẽ ít ảnh hưởng đến tôm trong ao nuôi. Việc chọn lựa đúng các biện pháp và thời gian diệt khuẩn cũng góp phần quan trọng dẫn đến thành công của vụ nuôi.

Đăng ngày 19/04/2024
Mây @may
Kỹ thuật

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 00:38 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 00:38 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 00:38 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 00:38 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 00:38 04/12/2024
Some text some message..