FAO hỗ trợ Việt Nam giải quyết bệnh tôm

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó. Vì vậy, khi một dịch bệnh bắt đầu ảnh hưởng đến các trại nuôi tôm, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, khu vực sản xuất tôm quan trọng của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã nhờ tới sự hỗ trợ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và các tổ chức khác.

nuôi tôm

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), thường được gọi là hội chứng tử vong sớm (EMS) – một loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở châu Á trong năm 2009 và đã gây ra sự sụt giảm mạnh sản lượng tôm trong khu vực kể từ năm 2010. Cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng đều chịu tỉ lệ tử vong cao.

Một phái đoàn của Trung tâm Quản lý khủng hoảng về sức khỏe động vật của FAO tới làm việc tại Việt Nam đã quan sát thấy rằng loại bệnh lây lan này giống một bệnh dẫn đến bởi một tác nhân gây bệnh.

Trong năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD) đã hợp tác với FAO thực hiện một dự án khẩn cấp thông qua Chương trình Hợp tác kỹ thuật (TCP) để hiểu rõ hơn về bệnh này, cải thiện an toàn sinh học nông nghiệp và tăng cường khả năng của đất nước trong việc đối phó với những dịch bệnh tương tự trong tương lai.

FAO đã thu hút một nhóm các chuyên gia từ nhiều ngành khác nhau tham dự  một hội thảo đầu tiên để tìm ra cách xử lý EMS tốt hơn và cách tiếp cận nó. Các chuyên gia quốc tế , bao gồm Đại học Auburn và Đại học Arizona tại Mỹ, Đại học Kasetsart và Đại học Mahidol ở Thái Lan, Đại học Pertanian Malaysia và Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản ở châu Á và Thái Bình Dương cũng như các chuyên gia của Đại học Cần Thơ và nhiều tổ chức và cơ quan cấp tỉnh khác nhau như Cục Thú y, Sở Thủy sản, các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan thú y cấp tỉnh và khu vực.

Phòng bệnh – chìa khóa quan trọng

Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona đã xác định được tác nhân gây bệnh - một chủng vi khuẩn thường được tìm thấy trong các vùng nước lợ ven biển trên khắp thế giới - Vibrio parahaemolyticus, và gần đây họ đã phát triển một xét nghiệm chẩn đoán nhanh để phát hiện tác nhân gây bệnh này. Tuy phát hiện trên được báo trước là bước đột phá lớn, nhưng EMS vẫn còn là một mối quan tâm lớn đối với sản xuất tôm ở Việt Nam và trên thế giới.

Đó là lý do tại sao việc phòng ngừa là rất quan trọng. Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp tôm toàn cầu đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng chính sự chủ quan trong lĩnh vực này - quản lý chưa chặt chẽ, thiếu tuân thủ về an toàn sinh học và thực hành nuôi trồng thủy sản - đã làm cho nó dễ bị các bệnh truyền nhiễm mới tấn công.

Trong hội nghị thường niên của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu năm nay - GOAL 2013, James Anderson - người đứng đầu Chương trình toàn cầu về lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản của Ngân hàng Thế giới, nhấn mạnh rằng sản lượng tôm toàn cầu đã giảm 5,7% trong năm 2011/12 và giảm 9,6% trong năm 2012/2013.

Giảm nguy cơ của EMS

Tại hội thảo kỹ thuật lần thứ hai trong năm 2013, nhóm nghiên cứu dự án TCP, đại diện của các cơ quan cấp tỉnh của Việt Nam, lĩnh vực tư nhân và nhiều chuyên gia khác quan tâm đến EMS/AHPNS và có công việc liên quan đến bệnh vi khuẩn vibriosis ở Trung Quốc, Philippin, Malaysia và Thái Lan đã so sánh những phát hiện và đưa ra một số biện pháp quản lý rủi ro để đối phó với EMS/AHPNS.

Một cách để giảm thiểu rủi ro là đảm bảo rằng nông dân phải đạt đến mức cao nhất về thực hành nuôi trồng thủy sản và an toàn sinh học tốt. Để đạt được điều này, các dự án TCP đã đào tạo hơn 300 nông dân, trong đó có một số ít các nhà cung cấp đầu vào, và đại diện các cơ quan cấp tỉnh - ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đào tạo bao gồm một loạt các chủ đề, bao gồm thực hành nuôi tôm tiêu chuẩn như chuẩn bị ao thích hợp, duy trì chất lượng nước tốt, sử dụng thức ăn chất lượng cao, giống nuôi tốt và an toàn sinh học phù hợp như phòng chống dịch bệnh, quản lý sức khỏe tôm, giám sát và lưu giữ hồ sơ.

Có thể phải mất một quá trình đào tạo lâu dài hướng tới việc bảo vệ các vụ thu hoạch của người nuôi tôm và cuối cùng là sinh kế của họ, Melba Reantaso, Giám đốc kỹ thuật dự án TCP của FAO cho biết.

"Điều quan trọng đối với người nuôi tôm là có thể nhanh chóng phát hiện và báo cáo bất kỳ bệnh dịch nào cho đúng cơ quan có thẩm quyền", bà nói. "Cũng như điều quan trọng là họ phải biết những bước nào cần thực hiện để giữ cho tôm khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây nhiễm cho ao nuôi của họ".

Dự án cũng hỗ trợ tăng cường các hướng dẫn đối phó khẩn cấp đối với dịch bệnh động vật thủy sản và phát triển một chiến lược quản lý sức khỏe động vật thủy sản quốc gia.

Do tầm quan trọng của xuất khẩu tôm đối với nền kinh tế của đất nước, một chiến lược như vậy sẽ giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thủy sản Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế - và có khả năng tăng cường vị thế của đất nước trong thương mại tôm quốc tế.

Agroviet, 28/11/2013
Đăng ngày 02/12/2013
PTT – theo FAO
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 07:46 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 07:46 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 07:46 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 07:46 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 07:46 18/12/2024
Some text some message..