Gần 8 ha diện tích tôm vụ 1 ở Quỳnh Lưu bị bệnh đốm trắng

Tính đến ngày 9/4, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có khoảng 7,7 ha diện tích tôm bị chết do dịch bệnh đốm trắng tập trung tại các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương và Quỳnh Thanh; gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng cho người nuôi.

Gần 8 ha diện tích tôm vụ 1 ở Quỳnh Lưu bị bệnh đốm trắng
Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu kiểm tra vùng nuôi tôm xã Quỳnh Lương có diện tích tôm bị bệnh đốm trắng. Ảnh: Việt Hùng

Vụ 1 năm 2018, huyện Quỳnh Lưu có 465 ha diện tích nuôi tôm. Theo lịch thời vụ, từ ngày 15/3, các hộ dân bắt đầu thả tôm giống và kết thúc vụ 1 trước ngày 30/7/2018. Tính đến ngày 9/4, toàn huyện đã thả khoảng 300 ha tôm vụ 1, với trên 270 triệu con tôm giống thẻ chân trắng. Những diện tích còn lại chưa thả, hiện bà con đang tiếp tục xử lý ao đầm, lựa chọn tôm giống chất lượng, có uy tín để thả.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn huyện xuất hiện một số ao nuôi có tôm chết bất thường tập trung ở Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương và Quỳnh Thanh với diện tích bị bệnh là 7ha... Sau khi lấy mẫu tôm bị dịch để xét nghiệm và cho kết quả dương tính với vi rút đốm trắng. 

Ông Hồ Quang Thắng - Quản lý vùng nuôi tôm VietGAP xã Quỳnh Lương cho biết, theo lịch thời vụ của huyện, bà con tiến hành thả tôm giống từ ngày 15/3/2018, tuy nhiên từ ngày 31/3 đến nay liên tiếp xuất hiện 6 ao của 3 hộ gia đình có hiện tượng tôm chết nổi lên mặt nước. Qua lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh đốm trắng. Toàn bộ diện tích bị dịch mới thả trong khoảng 15 - 22 ngày. Hiện nay, các hộ có tôm bi dịch đang xử lý nguồn nước, để tiếp tục thả nuôi.

Theo các hộ có diện tích tôm bị dịch bệnh, bước vào vụ thả nuôi 2018, bình quân 1 ao nuôi, mỗi gia đình đầu tư trên 45 triệu đồng để mua con giống, tân trang lại thiết bị quạt tạo oxy và thức ăn, chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi khiến một số vùng nuôi tôm bị dịch bệnh gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ông Đậu Đăng Định - Trưởng trạm Thú ý huyện Quỳnh Lưu cho biết, sau khi một số địa phương báo cáo về tình hình dịch bệnh xảy ra ở tôm, cán bộ trạm đã xuống từng hộ nuôi để lấy mẫu đưa đi xét nghiệm, nguyên nhân tôm chết là do bệnh đốm trắng. Trước tình hình trên, Trạm đã làm tờ trình tham mưu với Phòng NN&PTNT huyện gửi Chi cục thủy sản Nghệ An đề nghị cấp khoảng 3 tấn hóa chất clorine để xử lý nguồn nước. Đồng thời, hướng dẫn các hộ nuôi phải thường xuyên kiểm tra sự phát triển của tôm, chủ động phòng chống dịch bệnh. 


Những ao tôm bị dịch, người dân tháo nước ra ngoài và tiến hành xử lý môi trường để tiếp tục nuôi vụ mới. Ảnh Việt Hùng

Để chủ động ngăn chặn có hiệu quả sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh đốm trắng, huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo Phòng nông nghiệp, trạm thú y, trạm khuyến nông huyện chỉ đạo tốt công tác cải tạo ao hồ, kỹ thuật nuôi tôm và phòng chống dịch bệnh. Các địa phương có diện tích tôm bị dịch cần phối hợp với cơ quan chức năng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý những lô tôm giống không đạt chất lượng quy định; những diện tích ao nuôi tôm bị dịch cần xử lý nguồn nước, không để lây lan bùng phát ra diện rộng; tổng hợp tình hình, báo cáo UBND huyện để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Đối với những diện tích đang nuôi, huyện yêu cầu các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và công tác phòng ngừa dịch bệnh, tiêu độc môi trường ở khu vực nuôi tôm. Chỉ đạo, phân công cán bộ bám sát cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát tình hình nuôi trồng, dịch bệnh; chính quyền địa phương cần xử lý những trường hợp bắt giống thả không đúng quy định; kiểm tra, kiểm soát các cơ sở ương gièo tôm giống.

Đối với các hộ nuôi tôm phải thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại các vùng nuôi. Khi tôm trong ao nuôi có biểu hiện bất thường, hoặc nghi tôm bị bệnh phải báo ngay với địa phương để có phương án xử lý kịp thời.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 10/04/2018
Việt Hùng
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 05:21 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 05:21 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 05:21 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 05:21 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 05:21 26/04/2024