Giá cá bớp tăng cao, nhưng chủ bè thiệt hại tiền tỷ

Năm 2022, giá cá bớp tăng cao phá “kỷ lục” so với nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, người nuôi cá bớp ở Mũi Né vui không được bao lâu, thì nay mất hàng tỷ đồng, thiệt hại nặng về kinh tế.

Cá bớp thương phẩm. Ảnh: bizweb.dktcdn.net
Cá bớp thương phẩm. Ảnh: bizweb.dktcdn.net

Giá cao đột biến

Từ đầu năm 2022 đến nay, thương lái mua cá bớp tại các bè ở Mũi Né (TP.Phan Thiết) dao động 240.000 - 260.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao, kéo dài liên tục trong nhiều tháng so với các năm trước đây (chỉ ở mức 150.000 - 170.000 đồng/kg). Giá cá bớp tăng cao, làm cho người nuôi và người lao động nhiều phấn khởi.

Ông Nguyễn Văn Vinh, chủ bè cá bớp ở Mũi Né, chia sẻ: Với hơn 10 năm nuôi cá bớp, giá cá bớp chưa bao giờ vượt mức 170.000 đồng/kg. Tiêu chuẩn tối thiểu đề xuất bán mỗi con phải nặng từ 6 kg trở lên. Năm nay, giá cao phá “kỷ lục” 260.000 đồng/kg từ đầu năm đến nay, cá nặng khoảng 5kg thương lái cũng mua. Nhờ nuôi gối vụ, các chủ bè có cá bán mỗi tháng. Nhìn chung, mô hình nuôi cá bớp trên biển không những làm kinh tế hiệu quả, mà còn giải quyết việc làm ổn định cho người lao động. Mỗi chủ bè tạo việc làm 5 - 7 lao động tùy thuộc vào số lượng lồng nuôi, với thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng, bao ăn ở, lương tháng 13 và mua thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

Nuôi cá bớp lồng bèNuôi cá bớp lồng bè ở Mũi Né (Ảnh Ngọc Lân)

Theo một số chủ bè cá ở Mũi Né, giá cá bớp năm nay tăng cao đột ngột không chỉ ở Phan Thiết mà ở các tỉnh khác cũng tăng cao như Vũng Tàu, Nha Trang, Quảng Ngãi… với giá khoảng 220.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cá bớp tại các bè ở Mũi Né là 240.000 - 260.000 đồng/kg, so ra có sự chênh lệch vài chục ngàn đồng mỗi kg cá. Bởi người nuôi cá ở Mũi Né cho ăn cá tươi, không sử dụng thức ăn cám tổng hợp, nên thịt cá thơm, ít mỡ, ít mùi tanh… người ăn ưa chuộng hơn. Giá tăng cao có thể do thị trường du lịch hoạt động trở lại kéo theo nhà hàng, quán ăn mở cửa, phục vụ khách, dẫn đến nhu cầu cá bớp tăng.

Nhưng lỗ hàng tỷ đồng

Với giá cá bớp tăng cao, đặc biệt sau dịch Covid-19, các chủ bè ở Mũi Né ai ai cũng phấn khởi, nhưng niềm vui ấy không được bao lâu. Vào gần cuối tháng 7/2022 (âm lịch), cá trong các lồng bè chết hàng loạt, mỗi hộ thiệt hại ước tính vài tỷ đồng. Ở biển Mũi Né có 7 hộ nuôi cá bớp, mỗi hộ nuôi từ 60 lồng trở lên với đủ kích cỡ cá. Chi phí thức ăn mỗi tháng từ 1,2 - 1,8 tỷ đồng, tùy thuộc vào số lượng lồng nuôi.

Thả thức ăn cho cá bớp Thả thức ăn cho cá bớp lồng bè ở Mũi Né (Ảnh Ngọc Lân)

Ông Nguyễn Lê Tiến cho biết: Thời điểm tháng 7 âm lịch hàng năm, trên biển Mũi Né, tảo thường nở hoa trong vòng 1 -2 ngày, gặp dòng nước chảy nhanh đẩy đi nơi khác thì cá nuôi không bị ảnh hưởng. Thế nhưng, năm nay, dòng nước chảy không đủ mạnh nên tảo nở hoa lan rộng, ken dày, kéo dài nhiều ngày trên mặt nước biển vùng nuôi cá bớp của Mũi Né khiến cá bị thiếu oxy. Khi thiếu oxy, cá trở nên mệt mỏi, bỏ ăn dẫn kiệt sức và chết. Người nuôi sốt ruột, lai dắt bè cá đi ra khỏi vùng tảo, cá bơi theo sự lai dắt càng đuối và chết nhiều hơn.

Theo ông Vinh, các chủ bè nuôi ở đây rất kỹ lưỡng, cứ 10 ngày thay lưới nuôi để giặt rửa sạch, vệ sinh lồng bè. Hàng ngày, thức ăn cho vừa đủ cá ăn tránh chuyển dư thức ăn trên mặt nước. Bởi dư thức ăn sẽ gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường nước nuôi. Tảo xuất hiện hàng năm, nhưng năm nay gây thiệt hại cho người nuôi cá quá lớn. Trước sự thiệt hại này, người nuôi cũng tính tới phương án mua máy tạo oxy cho cá để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước cho cá hô hấp, khi có tảo xuất hiện.

Các chủ bè thở dài cho biết, mặc dù giá cá tăng cao, nhưng người nuôi thì mất hàng tỷ đồng, không có cá cung cấp cho thị trường hiện nay. Đặc biệt, vài tháng nữa đến dịp Tết nguyên đán, người tiêu dùng, nhà hàng có nhu cầu ăn cá bớp rất cao, nhưng không có cá để cung cấp. Tại thời điểm này, người nuôi bắt đầu thả giống nuôi lại vụ mới. Dự kiến, đến tháng 2 - 3/2023 (âm lịch), cá mới đạt từ 5 -6 kg trở lên để xuất bán.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 22/11/2022
Trang Minh
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 13:54 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 13:54 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 13:54 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 13:54 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 13:54 18/10/2024
Some text some message..