Giá cá chép đỏ giảm mạnh trước ngày ông Táo về trời

Từng là con cá xóa đói giảm nghèo, giúp người dân Thủy Trầm vươn lên từ nhà tranh vách đất nhưng năm nay, giá cá chép đỏ tụt dốc từ 150.000đ xuống 65.000đ khiến nông dân lao đao.

Giá cá chép đỏ giảm mạnh trước ngày ông Táo về trời
Cá chép đỏ rớt giá thê thảm làm nông dân lao đao. Ảnh: Zing.vn

Những ngày sát Tết ông Táo, cả làng Thuỷ Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) rộn rã với tiếng máy bơm, tiếng cười nói, tiếng hô hào nhau kéo lưới. Nghề nuôi cá chép đỏ đã làm đổi thay bộ mặt của một ngôi làng thuần nông từ nhà tranh vách đất đến những ngôi nhà xây khang trang.


Ông Bùi Văn Chữ vừa làm giám đốc hợp tác xã, vừa tự mình nuôi 2 ao cá chép đỏ.

Ông Bùi Văn Chữ, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm, cho biết năm 2019, diện tích nuôi cá cơ bản không thay đổi. Cả làng có 30 ha ao nuôi, dự kiến cung cấp khoảng hơn 40 tấn cá ra thị trường.

Diện tích nuôi cá chép đỏ ở các làng khác trong xã Tuy Lộc tăng nhanh lên hơn 40ha. Bên cạnh đó, người từ nhiều nơi cũng đến Thuỷ Trầm mua cá giống khiến diện tích nuôi cá chép đỏ tăng mạnh.

Chiều ngày 19 tháng chạp (24/1 dương lịch), cả làng Thuỷ Trầm mới có lác đác 2-3 người về mua cá. Anh Toàn, một trong những người bán cá chép đỏ đầu tiên cho biết: Khách mua số lượng ít, chỉ 50kg với giá 75.000 đồng/kg (giảm một nửa so với năm ngoái là 150.000 đồng/kg). Tuy vậy, anh vẫn bán mở hàng vì số lượng cá trong ao còn nhiều.


Giá cá chép đỏ mua tại ao giảm từ 150.000 đồng/kg xuống khoảng 70.000 đồng/kg chỉ trong một năm.

Còn ông Nguyễn Huy Thiện, người nuôi gần 10 sào cá chép đỏ cho biết giá cá giảm mạnh, tôi và nhiều người dân trong xã muốn găm hàng lại để chờ giá cá lên. Chiều 18 tháng chạp (23/1), ông tin rằng, cá có thể lên giá 100.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, giá cá đã không tăng như mọi năm mà càng chờ càng giảm. Ngày 21 tháng chạp (26/1), ông đã bán toàn bộ cá cho một khách quen với giá 80.000 đồng/kg.


Anh Toàn bán 50 kg cá tại ao với giá 75.000 đồng/kg. Sau đó, anh tiếp tục mang cá lên thành phố Lào Cai tiêu thụ nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.

Không may mắn như ông Thiện, anh Toàn không bán hết cá và phải vận chuyển lên thành phố Lào Cai để bán cho những người bán lẻ. Sau hành trình 200 km với đủ chi phí như thuê ôtô, ăn uống, bao tải, bình ôxy, giá cá chỉ tăng lên 100.000 đồng/kg. Trưa 22 tháng chạp, anh vẫn chưa bán hết hàng và dự kiến phải giám giá vì không thể mang về.

Với chi phí đầu tư khoảng 40.000-50.000 đồng/kg cá chép đỏ, người dân làng Thuỷ Trầm vẫn không lỗ nhưng thu nhập chẳng còn đáng là bao. Với mỗi sào Bắc bộ, nuôi trong 4-5 tháng, thu được khoảng 70 kg cá, lợi nhuận còn chưa đến 2 triệu đồng.

Tuy vậy, ông Thiện cho biết sẽ không bỏ nghề mà nuôi xen cá chép đỏ với nhiều loại cá khác như cá chép trắng, cá trôi, cá mè để có thể “bỏ trứng vào nhiều giỏ”.

Nghề nuôi cá chép đỏ ở làng Thuỷ Trầm bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ trước nhưng chỉ phát triển mạnh sau khi đất nước đổi mới (năm 1986). Ban đầu, các xã viên ra sông Hồng vớt trứng cá về và một số nở ra loại cá chép có màu đỏ. Người dân cho sinh sản, chọn lọc các con đỏ nhất qua nhiều thế hệ để cho ra giống cá chép đỏ ngày nay.

Người làng Thuỷ Trầm lúc đầu chỉ nuôi để phục vụ thú chơi cá nhân, đem thờ cúng cho gia đình. Nhưng sau khi đem bán, người tiêu dùng ưa chuộng và ứng với tích cá chép đưa ông Táo về trời nên việc nuôi cá ngày càng phát triển mạnh.

Năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm và tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, nhất là hệ thống cấp thoát nước. Tháng 12/2017, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã chứng nhận thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm.

Zing.vn
Đăng ngày 28/01/2019
Việt Hùng
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 18:17 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 18:17 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 18:17 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 18:17 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 18:17 19/12/2024
Some text some message..