Giá cả, dịch bệnh gây áp lực lên người nuôi tôm

Hiện nay, các vùng nuôi tôm đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ nhưng giá tôm nguyên liệu liên tục giảm, trong khi các chi phí đầu vào, rủi ro dịch bệnh tăng cao khiến cho người nuôi tôm gặp khó khăn.

hồ nuôi tôm

Lợi nhuận người nuôi tôm đang giảm mạnh do giá tuột dốc, chi phí tăng 

Giá tôm giảm mạnh

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các cỡ đều giảm mạnh so với tháng trước. Cụ thể, tôm sú loại 30 con/kg có giá 150 ngàn đồng/kg, giảm so với mức giá 200 - 220 ngàn đồng/kg của tháng trước; tôm sú loại 40 con/kg giảm 50 - 70 ngàn đồng/kg với mức giá hiện tại là 120 ngàn đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg hiện tại chỉ có giá 70 - 76 ngàn đồng/kg, giảm 14 - 20 ngàn đồng/kg so với tháng trước.

Ông Nguyễn Văn Hai, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, giá tôm hiện nay cũng thấp hơn 40 - 50 ngàn đồng/kg so với mức giá đỉnh điểm của vụ tôm năm ngoái. Theo tính toán của ông Hai, tôm sú có năng suất bình quân 5 tấn/héc ta thì với mức giá hiện nay người nuôi tôm đã mất 160 – 200 triệu đồng so với mức giá cao nhất năm ngoái. Đối với tôm thẻ, năng suất mỗi héc ta khoảng 10 tấn thì người nuôi cũng giảm lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng. Trong khi đó, các chi phí đầu vào như thức ăn, con giống, hóa chất, nhân công,… đều tăng, cộng với rủi ro dịch bệnh ngày càng cao khiến người nuôi tôm thêm khó khăn, lợi nhuận ngày càng giảm.

Kết quả khảo sát giá tại các đại lý kinh doanh thức ăn tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy, khi giá nguyên liệu, xăng dầu, tỷ giá giữa đồng đô la với đồng Việt Nam… tăng thì lập tức giá thức ăn tôm tăng, nhưng khi các yếu tố đầu vào sản xuất thức ăn tôm giảm thì giá thức ăn vẫn giữ nguyên.

Hiện thức ăn tôm sú giai đoạn 3 tháng tuổi có giá 35.500 đồng/kg, tăng 3.100 đồng/kg so với mức giá cuối tháng 3; thức ăn tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2 tháng tuổi có giá 27.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng 3.

Với giá thành sản xuất hiện nay, người nuôi cần đầu tư hơn 420 triệu đồng để nuôi 1 héc ta tôm sú và hơn 350 triệu đồng để nuôi 1 héc ta tôm thẻ chân trắng.

Đó là chưa kể tình trạng doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm giảm chất lượng để tăng lợi nhuận. Chủ một đại lý kinh doanh thức ăn tôm tại xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho hay, nếu như trước đây hệ số thức ăn (FCR) trong nuôi tôm sú là 1,6 - 1,8 (để sản xuất 1 kg tôm cần 1,6 - 1,8 kg thức ăn) thì hiện nay phải là 2,0, còn đối với tôm thẻ chân trắng thì hệ số thức ăn hiện nay là 1,4 - 1,5 trong khi trước đây chỉ 1,1 (cùng một loại thức ăn).

Rủi ro dịch bệnh tăng

Hiện nay, tình trạng dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp và mức độ thiệt hại cao hơn năm ngoái. Ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang cho biết, khu vực này có 10 hộ nuôi thì có đến 9 hộ nuôi tôm bị bệnh phải thu hoạch sớm, thậm chí tôm của hộ còn sót lại cũng sống ngoắc ngoải.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, đến thời điểm này diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh là 557,9 héc ta (390,2 triệu con giống), chiếm 35% diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, trong đó diện tích tôm sú thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại là 210,1 héc ta (chiếm 27,5%), tôm thẻ là 347,8 héc ta (chiếm 43%).

Với giá tôm giống bình quân hiện nay khoảng 70 đồng/con, chỉ tính riêng thiệt hại về con giống thì giá trị thiệt hại đã hơn 27 tỉ đồng.

Đáng lo ngại hơn, đến thời điểm này nguyên nhân chính gây ra hội chứng gan, tụy bị hoại tử gây thiệt hại hàng loạt trên tôm trong thời gian qua cũng chưa được các nhà khoa học xác định, nên gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, đơn vị này đã tiến hành lấy 14 mẫu nước các kênh cấp chính trong các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và mẫu nước, mẫu bùn đáy ao trong các ao nuôi tôm bị thiệt hại do tôm bị bệnh hoại tử gan, tụy để gửi phòng kiểm nghiệm kiểm tra dư lượng Cypermethrin, nhưng tất cả các mẫu đều không phát hiện dư lượng loại thuốc bảo vệ thực vật này.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cũng thừa nhận, nếu như trước đây Cypermethrin được kết luận là nguyên nhân chính gây ra hội chứng hoại tử gan, tụy thì hiện nay tôm chết do hoại tử gan, tụy xảy ra ở cả những chỗ không hề dùng các loại hóa chất diệt giáp xác có thành phần Cypermethrin. Điều này khiến các nhà khoa học “đau đầu”.

Dự báo giá tôm sẽ tiếp tục giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nguyên liệu giảm trong thời gian qua một phần là do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, nhiều nước cắt giảm kế hoạch chi tiêu và người tiêu dùng chuyển sang mua các loại tôm cỡ nhỏ.

Điều này đã khiến các đơn đặt hàng tôm cỡ lớn giảm từ đầu năm 2012, kéo theo giá tôm nguyên liệu cũng đi xuống. Mặt khác, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu trong nước đều gặp khó khăn về vốn nên họ chỉ thu mua lượng tôm nguyên liệu vừa đủ để đáp ứng các đơn hàng đã ký trước đó. Trong năm 2012, dự báo sản lượng tôm chân trắng của Thái Lan năm 2012 có thể tăng tới 700 ngàn tấn. Tương tự như vậy, sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ dự kiến đạt 100 ngàn tấn, tăng 30% so với năm ngoái, trong khi sản lượng tôm sú của có khả năng giảm khoảng 40 – 50% xuống còn 60 – 70 ngàn tấn. Cùng với đó, sản lượng tôm chân trắng của Việt Nam cũng được dự báo tăng mạnh nên giá tôm được dự báo sẽ tiếp tục giảm.

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 07/06/2012
Đăng ngày 08/06/2012
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:59 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:59 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:59 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:59 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:59 08/11/2024
Some text some message..