Giá cá tra dưới mức giá thành!

Giá cá tra bán chỉ bình quân khoảng 18.000 đồng hoặc 19.000 đồng/kg, trong khi chi phí cho mỗi kg cá thương phẩm từ 21.000 đến 22.000 đồng, nên nhiều người nuôi cá tra bị lỗ.

Cá tra
Người nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.

Diện tích nuôi cá tra tiếp tục giảm

Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tính đến cuối tháng 4/2020, diện tích thả nuôi cá tra của ĐBSCL đạt 3.788 ha (bằng 96,65% so với cùng kì năm 2019), diện tích thu hoạch đạt 886 ha (bằng 82,88% so với cùng kì 2019). 

Sản lượng thu hoạch đạt trên 248 nghìn tấn (giảm 17% so với cùng kì năm 2019).

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết trong quí đầu năm nay, xuất khẩu cá tra bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVD-19, điều này tác động ngược trở lại với sản xuất cá tra trong nước. Giá cá tra tại ĐBSCL đầu năm nay liên tục giảm, khó tiêu thụ. 

Cùng với đó nhiều hộ nuôi cá tra ở Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang… còn đối mặt với xâm nhập mặn tấn công gây bất lợi cho cá tra. 

Năm nay, hạn đến sớm hơn, kéo dài và duy trì mức cao. Nhiều con sông ở Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang có độ mặn từ 4‰ - 25‰ khiến cá tra bị tuột nhớt, bỏ ăn, nổ mắt… chết khá nhiều.Giá cá tra nguyên liệu giảm, sản lượng cá tra quá cỡ tăng. 

Để duy trì sản xuất, người nuôi cá tra tại nhiều địa phương đã chuyển đổi hình thức nuôi, từ nuôi thâm canh sang nuôi quảng canh (mật độ thả thưa, cho cá ăn ít lại), nhằm giảm chi phí, giá thành, hạn chế sự lớn nhanh của cá, chờ tín hiệu của thị trường.

Giá cá tra dưới mức giá thành

Giá cá tra tại ĐBSCL trong quí I/2020 có xu hướng giảm dần dần. Từ mức 20.000 – 21.000 đồng/kg vào thời điểm tháng 1 – đầu tháng 2/2020. Tiếp đó giá giảm về mức 18.000 – 18.500 đồng/kg. 

Tính đến giữa tháng 2/2020, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL giảm 42,6% so với cùng kì năm 2019, dao động ở mức 19.500 đồng/kg. 

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc tạm thời bị gián đoạn. Đây là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam nên ngay khi diễn biến thị trường thay đổi đã tác động ngay tới sản xuất cá tra nguyên liệu.

Mức giá này tiếp tục duy trì suốt tháng 3/2020, giá cá tra bán chỉ bình quân khoảng 18.000 đồng hoặc 19.000 đồng/kg, trong khi chi phí cho mỗi kg cá thương phẩm từ 21.000  đến 22.000 đồng, nên nhiều người nuôi cá tra bị lỗ. 

Thậm chí có diện tích sau khi bán cá người nuôi không tiếp tục thả cá nữa. Hiện nay, giá cá tra thương phẩm loại 1 dao động ở mức 18.000-18.500 đồng/kg. Như vậy, đây là mức giá ổn định duy trì trong suốt 2 tháng nay và có thể trong tháng 5-6/2020 tới.

Giá cá tra giống dao động từ 26.000 – 27.000 đồng/kg loại 1,5 cm, mẫu 70 con/kg, 24.000 - 24.500 đồng/kg loại 1,7 cm – 2,5 cm.

Sau khi giá cá tra xuất khẩu trung bình giảm xuống mức 2,15 – 2,25 USD (tháng 10-12/2019) từ giá tốt 2,75 USD vào tháng 3/2019. Giá cá tra phile đông lạnh xuất khẩu đã tăng lên mức 2,25 – 2,35 USD/kg trong tháng 1/2020. 

Tuy nhiên, trong tháng 2 và 3/2020, giá cá tra phile đông lạnh xuất khẩu lại giảm xuống mức dưới 2,2 USD/kg.

Quí II dự báo vẫn chưa thể tăng trưởng dương

Cho tới nay, nhu cầu nhập khẩu cá tra tại thị trường Trung Quốc – Hồng Kông, thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 22,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra đang phục hồi trở lại. Tuy nhiên, tại các thị trường khác vẫn còn bị ảnh hưởng của COVID-19. 

VASEP nhận định ít nhất hết quí II/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra tại hầu hết các thị trường lớn đều chưa thể vượt lên mức tăng trưởng dương so với cùng kì năm trước.

Hiệp hội khuyến cáo để thích ứng với thị trường, người nuôi và doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì việc chủ động cân đối sản lượng nuôi và sản xuất, chế biến.

Trong khi đó, Bộ Công Thương cho rằng trong thời gian tới, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ sẽ khả quan hơn khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo giảm thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp đã tham gia trả lời câu hỏi và hợp tác với DOC.

Theo đó, mức thuế cuối cùng áp dụng cho một số doanh nghiệp đã tham gia trả lời bản câu hỏi và hợp tác với Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) là 0,15 USD/kg (tương ứng khoảng 3,8% giá xuất khẩu), thấp hơn rất nhiều so với mức 1,37 USD/kg trong đợt rà soát trước đó. 

Trong khi mức thuế đối với các doanh nghiệp không hợp tác giữ nguyên so với POR14. 

Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam (như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông...) vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế 0%.

Kinh tế & Tiêu dùng
Đăng ngày 19/05/2020
H.Mĩ
Kinh tế

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 06:42 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 06:42 01/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 06:42 01/10/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 06:42 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 06:42 01/10/2024
Some text some message..