Giá cá tra, tôm biến động thất thường

Trong 6 tháng qua, giá cá tra nguyên liệu và giá tôm trong nước biến động thất thường và hiện nay đang có xu hướng giảm do nguồn cung tăng.

Giá cá tra, tôm biến động thất thường
Do sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên không thả nuôi ồ ạt. Hình minh họa

Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 6/2017 ước đạt 450.000 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt gần 1,7 triệu tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, diện tích nuôi cá tra cũng có xu hướng giảm mặc dù đầu năm giá cá tra tăng khá cao nhưng người nuôi đã có nhiều kinh nghiệm về sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên không thả nuôi ồ ạt. Trong tình hình sản xuất cá tra còn gặp nhiều khó khăn, để giảm bớt rủi ro nhiều hộ chuyển đổi diện tích sang nuôi các loài cá khác như cá lóc, cá trê... Diện tích cá tra hiện có của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt 3.076ha, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, do phần lớn diện tích nuôi là cá tra công nghiệp nên sản lượng thu hoạch không giảm so với cùng kỳ năm trước, ước đạt hơn 580.000 tấn, tương đương cùng kỳ năm trước và bằng 50,7% kế hoạch năm. Các tỉnh trọng điểm nuôi cá tra vẫn duy trì được diện tích và sản lượng nuôi như: Đồng Tháp, Bến Tre.

Đáng chú ý, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long đang hình thành mặt bằng giá mới theo chiều hướng giảm do nguồn cung tăng và DN thu mua cầm chừng. Tại Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ… giá cá tra thịt trắng nguyên liệu dao động 21.500 - 23.000 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Thị trường cá giống tiếp tục giảm, đơn cử tại Cần Thơ, cá tra giống (cỡ 1,5cm chiều cao thân) có giá 24.000 – 25.000 đồng/kg; cá tra giống (cỡ 2cm chiều cao thân) 19.000 – 20.000 đồng/kg.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, giá cá tra trong nước biến động đáng kể. Kể từ thời điểm trước Tết Nguyên đán 2017, giá cá tra đã bắt đầu tăng và kéo dài đạt mức đỉnh điểm vào giữa tháng 4/2017, nhưng đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây được xem là chu kỳ giá cá tra tăng kéo dài nhất và có thể tiếp tục kéo dài đến hết năm 2017.

Đối với tôm, tình hình thời tiết 6 tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho việc thả nuôi tôm nước lợ. Một số diện tích ao nuôi tôm chân trắng chưa xuống giống, tranh thủ thời tiết có nắng tiến hành cải tạo ao chuẩn bị thả giống. Ước diện tích nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2017 đạt gần 640.000ha, tăng 5,5% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt hơn 216.000 tấn, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Một số mô hình nuôi tôm thẻ thu được lợi nhuận khá khiến diện tích nuôi loài này đang được mở rộng nhanh chóng. Diện tích tôm thẻ cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 57.680ha, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi quá nhanh dễ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch vùng nuôi, hệ thống ao nuôi chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

Thống kê cho thấy, giá tôm nguyên liệu trong tháng 6/2017 giảm nhẹ do nguồn cung có sự ổn định hơn. Tại TP Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 30 và 40 con/kg giảm 10.000 đồng/kg so với tháng trước, xuống lần lượt còn 180.000 đồng/kg và 140.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50 và 60 con/kg giảm 2.000 đồng/kg, xuống lần lượt mức 123.000 đồng/kg và 118.000 đồng/kg. Tại Sóc Trăng, giá tôm thẻ cỡ 50 và 60 con/kg giảm 6.000 đồng/kg xuống các mức tương ứng là 134.000 đồng/kg và 124.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tôm nguyên liệu biến động thất thường trong 6 tháng qua. Trong quý I/2017, do nguồn cung thắt chặt trong khi nhu cầu thu mua của các nhà chế biến tăng cao đã đẩy giá tôm nguyên liệu tăng mạnh, song xu hướng thị trường đã chuyển hướng khi nguồn cung cải thiện do nhiều nơi bước vào vụ thu hoạch.

KTĐT
Đăng ngày 29/06/2017
Thiên Tú
Kinh tế

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Giải pháp dinh dưỡng và công nghệ nâng cao năng lực ngành tôm

Ngành tôm nước ta trong các nước châu Á đang mất dần thị phần vì giá thành cao (tăng từ 3,5 USD năm 2009 lên 3,7 USD năm 2023 với tôm cỡ 50-60 con/kg), tỷ lệ chết trong quá trình nuôi có khi lên tới 40-50%.

Tôm thẻ
• 11:05 07/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 11:05 07/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 11:05 07/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 11:05 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:05 07/05/2024