Gia Lai: Triển vọng từ mô hình nuôi cá chình thương phẩm

Mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng hiện còn rất mới mẻ ở Gia Lai. Tuy nhiên, những thành công bước đầu của ông Đặng Phùng Minh (tổ 6, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) đã mở ra nhiều triển vọng cho việc phát triển mô hình này.

Triển vọng từ mô hình nuôi cá chình thương phẩm
Ông Minh đang cho cá ăn. Ảnh: Đức Thụy

Nói về cơ duyên với nghề nuôi cá chình, ông Đặng Phùng Minh cho biết: “Trước đây, tôi là tài xế xe chở mía. Một lần xem chương trình “Nhà nông làm giàu” trên ti vi, tôi thấy mô hình nuôi cá chình rất có hiệu quả. Vì vậy, tôi quyết định khăn gói vào Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Nha Trang tham gia khóa tập huấn về kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng. Sau khóa tập huấn, tôi mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng khoan giếng lấy nước sạch, xây 400 m2 bể xi măng và đào 200 m2 ao để nuôi cá chình và cá lóc”.

Đáng chú ý, ở thời điểm đó, mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng còn quá mới mẻ tại Gia Lai và tỷ lệ người nuôi thành công khá thấp. Thế nhưng, ông Minh vẫn mạnh dạn đầu tư nuôi và quyết tâm làm giàu từ con cá chình. Lần nuôi thí điểm, ông thả 1,2 kg giống, mỗi con có trọng lượng 1 gram (giá mua là 130.000 đồng/con) trong bể chính có diện tích 100 m2, xung quanh là các bể dự bị nuôi cá lóc bông Ấn Độ và cá lóc thường. Sau hơn 1 tháng, nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, điều kiện vệ sinh môi trường, đàn cá chình đã có trọng lượng trung bình 2 gram/con.

“Do mới nuôi thử nghiệm, để tránh rủi ro, cán bộ ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Nha Trang khuyên tôi chọn mua cá giống có trọng lượng ổn định, khoảng 1 gram/con để dễ chăm sóc, giảm tỷ lệ hao hụt. Sau 6 tháng, cá lớn dần phải tách đàn, phân loại để dễ chăm sóc, đảm bảo cho cá phát triển tốt”-ông Minh nói.

Được biết, cá chình là loài dễ nuôi, ít bệnh hơn các loại cá da trơn khác. Loại giống 10 con/kg có thể đạt trọng lượng 1-1,5 kg/con sau 1 năm nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, cá chình đòi hỏi phải được chăm sóc theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Cụ thể, nguồn nước phải được lọc kỹ các tạp chất, lắng trong trước khi cho vào bể nuôi; bể nuôi phải đảm bảo không được thiếu nước hay thừa nước, oxy trong bể xi măng cũng không được thừa hoặc thiếu. Cứ 3 ngày phải tiến hành thay nước bể một lần để hạn chế tảo sinh sôi nảy nở với mật độ lớn gây thiếu hụt nguồn oxy cho cá. Mỗi ngày cho cá ăn vào tầm 7 giờ tối, sau đó phải rửa sạch giá thức ăn để loại bỏ cặn bã, thức ăn dư thừa làm bẩn nước, gây độc tố. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho biết, muốn đưa chế độ dinh dưỡng cao cho cá, cần áp dụng các biện pháp tổng thể khác như sử dụng máy quạt khí và tuân thủ chặt chẽ việc quản lý môi trường nước trong bể nuôi. Vì thế, máy quạt khí cũng tự tay ông sáng chế nên lượng oxy trong bể lúc nào cũng ổn định cho cá.

Trong nuôi trồng thủy sản, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, việc nắm bắt giá trị dinh dưỡng của từng nguồn nguyên liệu và phương thức phối chế thức ăn là cần thiết nhằm sử dụng có hiệu quả và kinh tế nhất trong nuôi cá. Để đạt hiệu quả cao nhất, ông Minh tự tay chế biến thức ăn cho cá. Hàng ngày, ông mua cá rô phi từ các lòng hồ thủy điện ở huyện Kông Chro đem về ướp muối, sau đó cho vào tủ lạnh để với nhiệt độ từ -5 tới 0 độ C. Ông lấy lúa xay thành bột rồi trộn với cá xay nhuyễn làm thức ăn cho cá. Khi được hỏi về cách chế biến thức ăn này, ông Minh cho biết: “Tôi chế biến nguồn thức ăn này là giảm được một nửa chi phí so với thức ăn công nghiệp hiện có. Thức ăn do mình tự sáng chế đã tích hợp sẵn thuốc ngừa bệnh nên cá không mắc các bệnh đường ruột, bệnh gan. Tỷ lệ cá sống đạt cao”.

Sau 1 năm nuôi cá, ông Minh đã mở công ty bán sản phẩm của mình. Tất cả sản phẩm đều được kiểm định tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) và hoàn toàn không phát hiện các hàm lượng kim loại nặng như: chì, cadimi, asen hoặc thủy ngân. Trước đó, tháng 12-2017, cá chình thương phẩm của ông Minh đã có mặt tại Chợ phiên nông sản an toàn tổ chức tại TP. Pleiku. “Tự tin vào tay nghề của mình nên năm nay tôi sẽ mở thêm một ao nữa. Với giá bán 480.000-500.000 đồng/kg như hiện nay, sau một vụ nuôi 12 tháng có thể thu lãi từ 230.000 đồng đến 260.000 đồng/con”-ông Minh cho biết.

Báo Gia Lai
Đăng ngày 29/01/2018
Ngọc Sang - Gia Hưng
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:40 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:40 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:40 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:40 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:40 22/11/2024
Some text some message..