Giá ngao tăng, vựa ngao Mai Phụ phấn khởi bước vào vụ thu hoạch

Thời điểm này, người nuôi ngao ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) phấn khởi bước vào vụ thu hoạch chính vì giá ngao đang trên đà tăng mạnh trở lại sau nhiều lần “chạm đáy” bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ngao
Ngao Mai Phụ được thả nuôi tự nhiên, có chất lượng tốt, được vớt lên từ bãi bồi và phân loại kích thước để chuẩn bị bán cho thương lái.

Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Bình Định Nguyễn Hồng Thanh cho hay: “Khu vực bãi bồi của HTX vừa xẩy ra tình trạng ngao chết hàng loạt vào đợt cuối tháng 2 thì lại gặp ngay cảnh đìu hiu khi thị trường tiêu thụ gặp khó, hàng không xuất bán được do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này khiến hàng chục thành viên trong HTX đứng ngồi không yên, nguồn vốn vẫn đang nằm dưới đất chưa thể thu hồi lại.

Nhưng may là 10 - 12 ngày trở lại đây, thị trường đã bắt đầu “ấm” trở lại, tiểu thương thu mua với số lượng nhiều hơn và giá ngao đã tăng từ 10.000 – 11.000 đồng/kg lên 14.000 – 16.000 đồng/kg (tuỳ loại). Sau hơn 1,5 năm thả nuôi, ngao đang vào đợt thu hoạch nhiều, với giá bán như thế này, coi như cũng bù đắp được một phần những thiệt hại trong thời gian qua của bà con”.

Được biết, khi vào chính vụ, HTX Nuôi trồng thủy sản Bình Định có thể thu hoạch bình quân mỗi ngày từ 3 – 4 tấn ngao thương phẩm xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh, đem về doanh thu từ 45 – 60 triệu đồng/ngày.


Các HTX và hộ nuôi trồng có diện tích lớn thuê thêm nhân công thu hoạch để kịp xuất ra thị trường.

Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Việt Hồng cho biết: “Hiện, 7 thành viên của HTX đang thả nuôi trên 15ha ngao. Mặc dù nuôi ngao không tốn tiền thức ăn và công chăm sóc nhiều nhưng rủi ro cũng rất cao, điển hình như vừa qua, xuất hiện tình trang ngao chết trắng bãi, thiệt hại bình quân từ 30 – 40% diện tích, thất thoát hơn 1 tỷ đồng”.

“Với mức giá cao như hiện nay thì có thể vớt vát được để trang trải chi phí ban đầu và có một phần vốn xoay vòng đầu tư lại vụ nuôi mới. Chúng tôi cũng đang hi vọng, với việc tình hình dịch Covid-19 đang có những dấu hiệu khả quan, nhà hàng, quán ăn, khu du lịch sẽ sớm được mở cửa, hoạt động trở lại thì giá sẽ còn nhích lên nữa. Khi đó, có thể đạt khoảng 18.000 đồng – 20.000 đồng/kg. Ngày 25/4 tới đây, chúng tôi sẽ bán cho thương lái gần 6 tấn ngao thương phẩm để xuất đi các nơi” – ông Việt cho biết thêm.

Theo chia sẻ của các hộ nuôi ngao, giá năm nay cao hơn thời điểm năm ngoái từ 2.000 – 3.000 đồng/kg. Ông Lê Văn Thành cho biết: “Có thể do nguồn cung năm nay hạn chế do dịch bệnh thời gian trước đã khiến ngao bị chết hàng loạt với lại nhu cầu thị trường ở trong và ngoài tỉnh đang tăng lên nhanh khi mùa hè đến. Sau thời gian ảm đạm và gặp nhiều bất lợi trong quá trình thả nuôi, bà con chúng tôi cũng cảm thấy phấn khởi, có động lực hơn vì giá có “nhỉnh” hơn năm trước”.

Được biết, xã Mai Phụ là địa phương có tổng diện tích nuôi ngao lớn nhất huyện Lộc Hà (hơn 80 ha) với 36 hộ tham gia nuôi trồng. Ngao có thời gian sinh trưởng dài và đã được thả từ hơn một năm trước; từ đầu tháng 4 năm nay sẽ bắt đầu cho thu hoạch số lượng lớn.

Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ Nguyễn Trọng Hợp cho biết: “Bắt đầu vụ ngao năm nay khá khó khăn với bà con nông dân do vừa gặp phải tình trạng ngao chết hàng loạt khi chuẩn bị đến kỳ thu hoạch vừa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến thị trường thủy hải sản khó tiêu thụ trong gần 2 tháng qua.

Đợt này, theo thông tin từ bà con, giá ngao đã tăng lên và hoạt động thu mua diễn ra sôi động hơn so với cách đây gần 1 tháng, giúp người dân đảm bảo được hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nguồn thu nhập ổn định trở lại giữa lúc kinh tế đều đang gặp khó khăn do dịch bệnh kéo dài”.

Hà Tĩnh
Đăng ngày 21/04/2020
Thái Oanh
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:46 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:46 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:46 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:46 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:46 26/11/2024
Some text some message..