Gia tăng các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Nguồn lợi thủy sản (NLTS) có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế thủy sản, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong thủy vực, cung cấp thực phẩm cho cuộc sống cộng đồng.

Lãnh đạo Sở NN và PTNT, Giáo hội Phật giáo tỉnh thả con giống thủy sản, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Lãnh đạo Sở NN và PTNT, Giáo hội Phật giáo tỉnh thả con giống thủy sản, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Việc kịp thời bảo vệ, bổ sung, tái tạo NLTS, gìn giữ môi trường, tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của không chỉ ngành Nông nghiệp mà cả cho tương lai các thế hệ mai sau.

Chính vì vậy, Sở NN và PTNT đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, các địa phương gia tăng các hoạt động tuyên truyền, cổ động và thu hút sự chung tay tái tạo, bảo vệ NLTS của tất cả các cá nhân, các tổ chức chính trị xã hội. 

Đồng chí Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT cho biết: Tái tạo NLTS có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là NLTS ven bờ, vùng lộng, đồng thời quản lý hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển sản xuất thủy sản bền vững, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Năm 2021, Sở NN và PTNT quyết định chọn chủ đề của Tháng hành động Bảo vệ NLTS là: “Chung tay bảo vệ và tái tạo NLTS, xây dựng môi trường bền vững cho tương lai”. Mở đầu cho chuỗi các hoạt động hướng tới việc thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của cộng đồng, nhất là ngư dân các khu vực ven biển có những hành động thiết thực bảo vệ NLTS và giữ gìn môi trường là việc tổ chức thả trên 1 triệu con giống thủy sản các loại cá, tôm, cua tại khu vực bãi nổi thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy).

Với chủ đề “Chung tay bảo vệ và tái tạo NLTS, xây dựng môi trường bền vững cho tương lai”, ngành Nông nghiệp đã đề nghị các cấp, ngành tăng cường tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân tham gia thả giống thủy sản tái tạo NLTS, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và nhân dân trong công tác bảo vệ, tái tạo NLTS, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản bản địa quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt, khôi phục và phát triển NLTS trong tự nhiên.

Chi cục Thủy sản đã biên soạn và in trên 2.000 bộ tài liệu, sổ tay, pa-nô, áp phích, tờ rơi, bản cam kết... phát cho ngư dân, chủ tàu, thuyền và hộ dân trong các xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy và 15 xã, thị trấn ven biển; phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở NN và PTNT tổ chức các hoạt động tuyên truyền và dọn vệ sinh tại các khu vực thả giống tái tạo NLTS. Phối hợp với Báo Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định đưa tin, bài tuyên truyền về hoạt động của ngành Nông nghiệp, các địa phương trong Tháng hành động bảo vệ NLTS (từ ngày 30-3 đến ngày 30-4-2021).

Tăng cường các hoạt động giám sát trong nuôi trồng thủy sản, thực hiện công tác quan trắc và cảnh báo môi trường bảo đảm an toàn cho môi trường tự nhiên xung quanh các khu vực nuôi thủy sản tập trung. Bên cạnh đó, Sở NN và PTNT phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức lực lượng tuần tra trên biển và vùng cửa sông để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ NLTS; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các khu vực cấm khai thác có thời hạn của tỉnh theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN và PTNT. Thanh tra Sở NN và PTNT phối hợp với Cảnh sát giao thông đường thủy, các đồn, trạm Biên phòng mở đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong hoạt động khai thác thủy sản.

Đồng chí Cao Thành Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Giao Thủy cho biết: Hưởng ứng Tháng hành động bảo vệ NLTS năm 2021, ngoài việc tổ chức lễ phát động, vận động các tầng lớp nhân dân có hành động thiết thực trong việc bảo vệ NLTS và giữ gìn môi trường, tài nguyên thiên nhiên, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các tổ chức tôn giáo hướng dẫn nhân dân, các tăng, ni, phật tử khi thực hiện hoạt động phóng sinh chỉ thả các loài thủy sản bản địa có lợi, tránh xa các đối tượng thủy sản ngoại lai gây hại hoặc có nguy cơ gây hại đến môi trường sống của các loại thủy sản bản địa.

Đồng thời tăng cường các hoạt động quản lý, kiểm tra nhằm phát triển sản xuất thủy sản bền vững, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, sử dụng các phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt như: xung điện, hóa chất độc hại; vận động ngư dân không sử dụng các công cụ khai thác thủy sản bị cấm, các loại lưới có kích thước mắt nhỏ, không đánh bắt ở vùng cấm khai thác thủy sản theo mùa để gìn giữ, bảo vệ môi trường, NLTS cho tương lai…

Tăng cường các hoạt động bảo vệ, tái tạo NLTS không chỉ là trách nhiệm của ngành chức năng, chính quyền các địa phương mà cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội để giữ gìn môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tái tạo NLTS và bảo vệ môi trường sống của các loại thủy sản bản địa, góp phần phát triển sản xuất thủy sản bền vững.

Báo Nam Định
Đăng ngày 04/05/2021
Văn Đại
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:02 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 16:02 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 16:02 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 16:02 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:02 27/11/2024
Some text some message..