Gia tăng giá trị ngành thủy sản nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay, hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã có bước tiến quan trọng, tạo ra công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm của hơn 30 đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao góp phần đa dạng hoá sản phẩm thủy sản.

Cá song
Ảnh minh họa (Tepbac.com)

Điển hình là loại cá song, cá hồi, cá tầm, cá lăng, cá chầy đất, cá anh vũ, cá chiên, cá chạch sông, cá đối mục, cá còm, cá thát lát, cá lăng nha, cá chẽm, cá hồng Mỹ, cá bống bớp, cá chim vây vàng, cá chình hoa, tu hài, hàu Thái Bình Dương, cua biển, ốc hương, hải sâm, nghêu…

Hầu hết các công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm thuỷ sản đều nhanh chóng đ ược triển khai áp dụng vào sản xuất thông qua các dự án thuộc Chương trình Nông thôn-miền núi giai đoạn 2008-2012 và các chương trình, đề tài, dự án khác của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương trong cả nước.

Thông qua các chương trình, đề tài, dự án, đã có nhiều loài thủy sản có chất lượng, có khả năng kháng bệnh… được chọn tạo như giống cá Tra theo hướng sinh trưởng nhanh, làm tăng tỷ lệ phi lê, kháng bệnh gan-thận mủ và chuyển giao cá tra hậu bị chọn lọc có chất lượng di truyền tốt để tạo đàn cá bố mẹ cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh đã thành công trong việc gia h óa tạo đàn tôm bố mẹ sạch bệnh, cũng như ứng dụng thành công công nghệ vi phẫu sản xuất tôm càng xanh toàn đực của Israel và đang triển khai ứng dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đã tạo ra giống cá rô phi chọn lọc NOVIT4 có tốc độ sinh trưởng vượt trội 45% so với các giống cá rô phi khác. Công nghệ sản xuất giống cá rô phi NOVIT4 đã được chuyển giao cho 58 tỉnh, thành phố trong cả nước. Công nghệ chuyển đổi giới tính tạo giống cá rô phi toàn đực dòng GIF, cá hồi vân toàn cái đang triển khai ứng dụng vào sản xuất mở rộng.

Một số kết quả nghiên cứu về tác nhân gây dịch bệnh, giải pháp phòng chống cho các đối tượng nuôi chủ lực cũng đã được nghiên cứu, áp dụng kịp thời, giảm thiểu thiệt hại cho nuôi trồng thuỷ sản như các bệnh dịch gây chết hàng loạt đối với tôm nuôi, cá tra. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã tạo ra một số công nghệ nuôi thương phẩm cá rô phi, cá tra, tôm sú cho năng suất cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Các kết quả nghiên cứu về sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá tra, tôm sú, tôm càng xanh, cá giò, cá chẽm, tôm hùm cũng đã thành công và đang áp dụng vào sản xuất. Đã thiết kế và sản xuất dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến thức ăn trong nước phục vụ nuôi trồng thủy sản với giá thành chỉ bằng 50 – 60% dây chuyền cùng loại của nước ngoài, c hất lượng thức ăn viên sản xuất đạt chất lượng cao, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.

Trong hoạt động khai thác, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thiết kế và chế tạo thành công một số loại vỏ tàu composite, máy móc, thiết bị thu lưới, bắn câu, hệ thống phơi, sấy phục vụ trên tàu khai thác thủy sản; áp dụng thành công công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống phục vụ nghiên cứu nuôi cá ngừ đại dương xuất khẩu; tạo ra công nghệ chế biến một số sản phẩm mới có giá trị gia tăng từ thịt cá, vỏ đầu tôm và các phụ phẩm cá tra như surimi, thịt cá xông khói, bao bột, chitin, chitosan, dầu mỡ cá tra, collagen, đạm thuỷ phân …/.

Agroviet.gov.vn
Đăng ngày 07/10/2013
Nguyễn Bích Thủy - TTXVN
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 02:44 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 02:44 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 02:44 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 02:44 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 02:44 18/12/2024
Some text some message..