Không phải ngẫu nhiên, mà chúng ta có thể thấy được nghề nuôi tôm, cá tại nước ta luôn có sự “bấp bênh”. Nếu như trong 10 năm qua, thì những năm đầu, mô hình nuôi mang lại cho nông dân nhiều lợi nhuận. Thế nhưng, qua những năm sau, tình hình giá cả lên xuống thất thường. Nhất là trong giai đoạn 2023, do ảnh hưởng của dịch covid 19 và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nghề nuôi tôm chưa bao giờ “long đong” đến thế.
Năm 2023, ghi nhận thời điểm tôm size 60 con/kg chỉ bán được với giá 80.000 đồng/kg. Tức là đã giảm 42.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tôm lao dốc, giá thức ăn thì có chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Cộng với tỷ lệ nuôi không thành công, tỷ lệ lỗ nặng hoặc may ra huề vốn là rất cao.
Tính riêng tại tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau, giá tôm đã bắt đầu tăng nhẹ sau 3 tháng chạm đáy. Tuy nhiên, nếu so với 2 tháng thì vẫn còn thấp hơn với hiện tại 20%. Cụ thể, giá tôm thẻ chân trắng, được thương lái mua ở Sóc Trăng là 137.000 đồng/kg đối với loại 30 con/kg, loại 40 con/kg có giá 112.000 đồng/kg và loại 50 con/kg có giá 103.000 đồng/kg.
Mặc dù giá tôm tăng, nhưng sản lượng tôm không còn nhiều. Một trong những lý do chính là bà con ngại thả nuôi, vì còn nợ tiền đại lý thức ăn, không còn tiền tái đầu tư. Một vụ nuôi tôm thẻ, ít nhất kéo dài trong 3 tháng. Sau khi đã thu hoạch xong, tiền thức ăn chiếm khoảng 55%, thuốc xử lý 20%, điện 10%, nhân công 8% và còn lại là tiền con giống 7%.
Chung cảnh ngộ với người nuôi tôm, người nuôi cá tra cũng đang “khóc ròng” vì giá thức ăn liên tục tăng. 1 kg cá tra hiện nay khoảng 27.000 đồng, chi phí thức ăn ở mức 14.000 đồng/kg. Như vậy tiền thức ăn đã vượt qua 50%. Như vậy, một khi giá thức ăn tăng, giá bán lại giảm, người hứng chịu tổn thất nặng nề nhất chính là các hộ nuôi tôm.
Có phải đại lý thức ăn thao túng giá?
Đứng trước tình hình giá thức ăn leo thang, nhiều bà con nông dân nghĩ rằng đại lý đang thao túng giá. Thế nhưng, theo chia sẻ của người làm việc tại công ty sản xuất, hiện nay giá bán thức ăn thủy sản và chăn nuôi lệ thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu, hiện chiếm đến 90%. Ngoài ra, chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi tỷ giá đô la.
Bình ổn giá thức ăn thủy sản ngay lúc này, phần nào giúp người dân giảm được một phần gánh nặng . Ảnh: Facebook
Công ty cung cấp không thể can thiệp, hay tự ý điều chỉnh giá bán, Việc giá bán ở mỗi nơi mỗi khác, phụ thuộc vào cửa hàng, đại lý. Bởi vì, cùng 1 công ty cung cấp, nhưng giá bán tại đại lý là mỗi nơi mỗi khác.
Ở góc độ của đại lý, họ cũng có những trăn trở riêng. Chi phí đầu tư làm kho chứa, vốn… không nhỏ nên khi giá thức ăn tôm đến tay người nuôi, bị đội lên. Thêm vào đó, bán thức ăn chịu cho người nuôi tôm cũng gặp những rủi ro trong thu hồi nợ. Đường sá nông thôn cách trở, phương tiện di chuyển cũng khó khăn nên chi phí phát sinh là chuyện thường.
Đứng trước tình hình chung này, Nhà nước cần nhanh chóng kiểm soát giá thức ăn và thuốc thủy sản. Trong điều kiện không kiểm soát được giá tôm, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ chi phí đầu vào. Doanh nghiệp bắt buộc kê khai giá bán ra, mức giá này phải bằng hoặc thấp hơn mức giá mà doanh nghiệp đã kê khai. Nếu bán cao hơn giá đã kê khai sẽ bị xử phạt hành chính. Như vậy, mới giảm được phần nào gánh nặng cho nông dân nuôi tôm.