Giá tôm khởi sắc do nhiều đơn hàng xuất khẩu được ký

Hiện doanh nghiệp xuất khẩu đang tăng cường thu mua đã đẩy giá tôm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trở lại.

Nhà nông khấp khởi mừng khi giá tôm khởi sắc
Giá tôm đang nhích lên đã mang lại sinh khí cho người nuôi tôm.

Sau thời gian trầm lắng do cung vượt cầu, nhu cầu tôm trên thị trường thế giới đã bắt đầu tăng lên và dự báo sẽ tăng khoảng 20% ngay trong tháng 6 này. Tính toán của các doanh nghiệp và ngành chức năng, dự kiến đến thời điểm tháng 8, tháng 9, giá tôm thẻ sẽ tăng lại khoảng 30% so với mức giá thấp nhất trong tháng 5.

Theo khảo sát giá tôm thẻ loại 100 con/kg đang ở mức hơn 80.000 đồng/kg, tăng khoảng 10% so với thời điểm đầu tháng 6. Nguyên nhân là do nhiều nhà máy đang đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu để phục vụ cho những hợp đồng xuất khẩu mới ký được.

"Sản phẩm tôm được truy xuất nguồn gốc, đảm bảo những yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng tốt… vẫn đang được tiêu thụ tốt với giá cao hơn so với tôm thông thường. Chúng tôi lạc quan từ cuối tháng 6 này, tôm nguyên liệu sẽ có xu hướng tăng giá trở lại khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh mua tôm phục vụ cho nhu cầu tăng cao trong những tháng cuối năm", ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết.

Tổng cục Thủy sản cho hay, diện tích nuôi thả tôm nước lợ 5 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 636.800 ha, sản lượng thu hoạch là hơn 195.700 tấn, trong đó sản lượng thu hoạch tôm thẻ chân trắng là hơn 110.000 tấn, tăng gần 28% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến nay, giá tôm thẻ giảm từ 10.000-30.000 đồng/kg khiến người nuôi tôm không dám mạnh dạn đầu tư.

"Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm giá tôm trong thời gian vừa qua là do sản lượng tôm thương phẩm của các nước đều tăng cao do được mùa khiến nguồn cung tăng mạnh. Ngoài ra, nhu cầu tại Mỹ sụt giảm bởi tồn kho cao. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu tôm dẫn đến lượng tôm tiêu thụ qua đường tiểu ngạch giảm. Các nhà nhập khẩu nhân cơ hội này gây sức ép giảm giá đã tác động không nhỏ đến giá thu mua tôm trong nước", ông Hoè nói thêm.

Theo các chuyên gia trong ngành, hiện nay một số nước trên thế giới đã qua thời điểm thu hoạch tôm rộ và do thua lỗ nên hạn chế thả nuôi tiếp và vì thế, có khả năng giảm nguồn cung ngay trong quý 3 và quý 4 năm nay. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của Việt Nam đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm nay, vì vậy dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.

"Giá tôm nguyên liệu sẽ được cải thiện trong thời gian tới do các nước có tôm đã qua thu hoạch rộ, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam đã bắt đầu ký được hợp đồng lớn, sẽ đẩy giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao. Minh Phú vừa ký được hợp đồng xuất khẩu tôm "kỷ lục", lên tới 10.179 tấn tôm, giá trị khoảng 110 triệu USD và thời gian thực hiện chỉ trong vòng 1 tháng. Hiện chúng tôi đang tăng giá thu mua tôm nguyên liệu và không ít nhà máy khác ở ĐBSCL cũng nâng giá thu mua tôm nguyên liệu lên theo", ông Lê Văn Quang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú thông tin.

TTXVN
Đăng ngày 28/06/2018
Lê Nghĩa
Kinh tế

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 12:11 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 12:11 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 12:11 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 12:11 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 12:11 14/11/2024
Some text some message..