Giá tôm nguyên liệu tăng cao, người nuôi thắng lớn

Giá tôm nguyên liệu tăng cao như đã nói không chỉ mang thêm nguồn lợi nhuận đáng kể mà còn tạo đà kích thích người dân xuống giống.

Giá tôm nguyên liệu tăng cao, người nuôi thắng lớn
Giá tôm tăng cao đang giúp người nuôi tôm có thêm nguồn thu đáng kể.

Đang trong chính vụ xuất khẩu tôm, nguồn tôm nguyên liệu rất hút đã kéo theo giá tôm gần đây tăng mạnh. Người nuôi tôm tại Cà Mau đang rất phấn khởi xuống giống. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, đang là vụ nghịch, lượng mưa lớn, thời tiết rất thất thường nên người nuôi tôm cần cẩn trọng trong thả nuôi.

Hiện giá tôm nguyên liệu ở Cà Mau đang đạt ngưỡng cao. Cụ thể, giá tôm sú loại 30 con/kg đạt mức 215.000 – 220.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá 180.000 – 190.000 đồng/kg, tăng khoảng 15 % so với cùng kỳ. Giá tôm thẻ chân trắng dao động khoảng 105.000 - 107.000/kg (loại 100 con/kg) cao hơn khoảng 10 % so với hơn 2 tháng trước.

Giá tôm nguyên liệu tăng cao như đã nói không chỉ mang thêm nguồn lợi nhuận đáng kể mà còn tạo đà kích thích người dân xuống giống. Phấn khởi vì vừa được mùa lại trúng giá, ông Trương Văn Hol người nuôi tôm quảng canh tại xã Phú Hưng (huyện Cái Nước) cho biết, gia đình đang tranh thủ thu hoạch lứa tôm tới tuổi. Thu tới đâu, lại tiến hành thả gối đầu tới đó nhằm đón giá.

Ông Hol cho hay, hiện trên diện tích 36 công đất của gia đình, mỗi ngày ông thu trung bình 5 – 7 kg tôm. Với giá tôm đã tăng khoảng 30.000 đồng/kg như hiện tại, tính chênh lệch đã giúp gia đình có thêm nguồn thu hàng trăm nghìn/ngày.

“Giá tôm nguyên liệu đang tăng hơn lúc trước, từ chỗ 50 con/kg chỉ có giá 140.000, nay đã tăng lên 170.000 đồng, 40 con/kg giờ là đã 180.000 đồng. Ngay con nước này, mỗi ngày gia đình 7 kg tôm tính ra cũng chênh lệch thêm 200.000 - 210.000 đồng”, ông Hol cho biết.

Còn gia đình anh Nguyễn Văn Lâm (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) có 2 ao nuôi tôm công nghiệp với diện tích 1.700 m2. Khoảng 2 tháng trước, giá tôm chỉ 94.000 đồng/kg. Sau đó, giá tôm tăng mạnh nên nửa tháng trước gia đình đã thu hoạch tôm ở độ tuổi 2,5 tháng.

Với giá bán 103.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), vợ chồng anh đã có lãi khoảng 100 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình anh Lâm vẫn đang tiếc vì nếu để đến nay, bán giá khoảng 107.000 đồng/kg thì hơn 2 tấn tôm đó có thể giúp gia đình có thêm chục triệu đồng.

Trước diễn biến giá tôm đang duy trì ở mức cao như hiện nay, mặc dù biết thời tiết thất thường, rủi ro cao hơn nhưng anh Hol cũng như nhiều hộ dân tại địa phương vẫn tiến hành cải tạo thả nuôi tiếp.

“Giá tôm 2 tháng nay từ 94.000 đồng/kg nay đã tăng lên. Tôm 100 con/kg đã có giá 103.000. Giá tôm tăng nên gia đình thu hơn 2 tấn tôm đã có lợi nhuận hơn 100 triệu đồng”, anh Lâm cho biết.

Theo ông Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, năm nay lượng mưa lớn, sẽ  thuận lợi cho công việc rửa mặn làm mô hình tôm – lúa. Những vùng đã được quy hoạch thực hiện mô hình này, bà con nên tranh thủ làm vụ lúa để tạo điều kiện thuận lợi cho vụ nuôi tôm sau đó.

Tuy nhiên, cũng chính lượng mưa nhiều, thời tiết thất thường đã làm độ mặn trong vuông tôm giảm mạnh và gây biến động môi trường. Từ đó, đối với hình thức nuôi quảng canh và thâm canh, người dân cần hết sức chú ý khâu chăm sóc. Đặc biệt, đối với những nơi điều kiện không thuận lợi thì bà con nên hạn chế, đợi tới chính vụ hãy xuống giống trở lại.

“Bà con nuôi tôm nên thận trọng trong việc thả giống, nhất là đối với thời điểm này. Các điều kiện nuôi quảng canh cần lưu ý, độ mặn dưới 7/1000 nên ngưng thả tôm, tập trung vào chăm sóc đàn tôm đang có. Bên cạnh đó, cần chú ý quản lý các môi trường nuôi biến động trong mùa mưa như PH, độ kiềm và các loại rong tảo. Còn riêng đối với mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, ở những vùng có đủ điều kiện, bà con lưu ý nếu có thả tôm thì cũng thả mật độ thấp”, ông Huy khuyến cáo.

Hiện nay, thị trường EU và Mỹ đang nhập mạnh mặt hàng tôm để chuẩn bị cho dịp lễ, tết cuối năm dẫn đến giá tôm tăng mạnh. Tuy nhiên, thông thường chỉ đến khoảng cuối tháng 11 nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường này sẽ giảm mạnh và giá tôm khó duy trì. Chính vì vậy, người nuôi tôm cần cân nhắc xuống giống vụ mới khi điều kiện nuôi hiện nay không thật sự thuận lợi và một vụ tôm kéo dài ít nhất 2 tháng.

VOV
Đăng ngày 09/10/2017
Trung Hiếu
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 22:42 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 22:42 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 22:42 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 22:42 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 22:42 18/02/2025
Some text some message..