Giá tôm nguyên liệu tăng nhưng bà con nuôi tôm vẫn còn thấp thỏm

Sau hơn 3 tháng đầu bắt đáy, giá tôm nguyên liệu đã có xu hướng tăng trở lại vào tháng 7. Điều này không có gì là bất ngờ, bởi nó nằm trong dự đoán của các doanh nghiệp trước đó. Dự đoán tôm nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm hoặc đầu quý I/2024.

Tôm thẻ
Giá tôm nguyên liệu có dấu hiệu tăng từ đầu tháng 7/2023. Ảnh: camau.gov.vn

Giá tôm nguyên liệu bước giai đoạn tăng tốc

Đúng như dự đoán của ngành tôm, bước sang tháng 7, tôm giá tôm nguyên liệu đã bắt đầu dịch chuyển vào giai đoạn tăng tốc. Mặc dù chỉ số tăng chưa được như kỳ vọng, nhưng số lượng đơn hàng đã tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp đã bắt đầu tăng công suất chế biến, để kịp tiến độ cho đơn hàng vào dịp cuối năm 2023.

Hiện tại, lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu đã giảm đáng kể. Trong khi mùa tiêu thụ cao điểm là các dịp lễ, tết cuối năm đang cận kề. Chính vì vậy, họ tranh thủ nhập thêm những nguồn hàng mới. Nhu cầu nhập khẩu tôm đang trên đà tăng trở lại, kéo theo tôm nguyên liệu của các nhà máy từ đây đến cuối năm cũng tăng theo.

Trong khi tôm nguyên liệu đang trên đà tăng thì nguồn cung hiện nay có xu hướng giảm. Nhiều nông dân đã ngưng thả giống sau thời gian dài giá tôm lao dốc:

Ở Sóc Trăng, từ đầu năm đến nay, chỉ có khoảng 40.330 ha được thả nuôi. Hiện số diện tích ao nuôi chỉ hơn 21.000 ha, được thả nuôi qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Tại Bạc Liêu, giá tôm thấp nhất trong hơn 3 tháng qua, đã khiến nhiều hộ nuôi thua lỗ, kể cả các hộ nuôi tôm công nghệ cao.

Do đó, dự báo lượng cung tôm nguyên liệu cung ứng ra thị trường sắp tới sẽ còn hạn hẹp hơn nữa.

Giá tôm tăng cao từng ngày

Từ đầu tháng 8 đến nay, giá tôm đã tăng trở lại ở hầu hết các kích cỡ, có khi tăng 2 - 3 giá trên cùng một cỡ tôm. Các nhà máy đang bước vào giai đoạn gia tăng công suất chế biến. Kể cả những nhà máy có nguồn tôm dũ trữ lớn thì họ vẫn thu mua mỗi ngày. Thị trường tiêu thụ tôm sôi động trở lại không chỉ ở các nhà máy mà ngay cả các thương lái cũng đang tranh thủ mua tôm tươi, vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ.

Trong thời gian tới, giá tôm vẫn không hạ nhiệt, tiếp tục tăng. Do lượng tôm tại các “thủ phủ” nuôi không còn nhiều. Trong khi đó, các đơn hàng cung ứng cho dịp Noel, tết dương lịch, tết âm lịch,... tăng lên.

Có nên thả giống để đón giá hay không?

Ao tômNhiều hộ nuôi nhỏ lẻ chọn cách “treo ao” trước tình hình giá tôm tăng . Ảnh: Tép Bạc

Đứng trước giá tôm tăng và dự báo tiếp tục tăng, nhìn chung nhiều nông dân nuôi tôm vẫn còn e ngại: Có nên thả nuôi để đón giá hay không? Bởi một phần do những ảnh hưởng của những tháng tôm rớt giá thê thảm, nhiều hộ nuôi vẫn chưa muốn thả tiếp cho vụ mới. Bà con rơi vào tình cảnh thiếu nguồn vốn, lại không thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.

Mặt khác, tại vùng nuôi trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long đang bước vào mùa mưa, không còn phù hợp cho việc thả giống. Chưa hết, đây cũng chính là thời điểm tôm rất dễ dính EHP, phân trắng khiến tôm chậm lớn, hao tổn nhiều kinh phí. Bên cạnh đó, dù lên giá nhưng vẫn chưa đúng với kỳ vọng, nên nông dân vẫn chưa mặn mà lắm.

Mặc dù đa số hộ nuôi nhỏ lẻ chọn cách treo ao, thì những hộ nuôi tôm ao bạt 2 – 3 giai đoạn lại đang rục rịch chuẩn bị cho đợt thả tôm mới, với hy vọng sẽ gỡ gạc lại phần nào. Tuy nhiên, phần lớn họ cũng rất thận trọng trong mỗi bước đi, không thả nuôi hết diện tích, chỉ thả nuôi một phần nào đó để mang tính thăm dò và nuôi với mật độ thưa hơn, để nuôi về kích cỡ lớn bán giá cao.

Đăng ngày 23/08/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 03:23 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 03:23 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 03:23 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 03:23 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 03:23 28/11/2024
Some text some message..