Giá trị của côn trùng và tôm trong thực phẩm chức năng mới

Một góc nhìn thú vị về việc sử dụng côn trùng và tôm trong sản xuất thực phẩm chức năng.

ăn dế
Trái với định kiến của đa số, côn trùng là thực phẩm dinh dưỡng và ngon lành. Ảnh: The Guardian.

Động vật chân khớp bao gồm giáp xác, côn trùng, động vật nhiều chân có những đặc điểm chung như cơ thể chúng phân khúc rõ ràng, lớp vỏ cứng và các phần phụ có khớp nối. Cả côn trùng và tôm cũng đều thuộc phân loại này.

Sự gia tăng dân số cũng như các vấn đề môi trường những năm gần đây phần nào đã nâng cao nhận thức về sinh thái và hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp theo hướng mô hình bền vững hơn. Các vấn đề sinh thái gây ra mối quan tâm ngày càng tăng trên toàn cầu là các nguồn protein thay thế.

Về vấn đề này, côn trùng cung cấp một giải pháp đầy hứa hẹn cả về giá trị dinh dưỡng cao và tính bền vững trong sản xuất. Ngoài ra, côn trùng có thể được nuôi trên chất thải thực phẩm hoặc các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất thực phẩm, theo khái niệm nền kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu sự mất mát chất dinh dưỡng trong hệ thống sản xuất thực phẩm.

Ngày nay, việc sản xuất các loại thực phẩm chức năng nhằm mục đích tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Chúng có thể có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, tảo, nấm và các nguồn khác. Côn trùng đã được nghiên cứu rộng rãi như một nguồn cung cấp các hợp chất hoạt tính sinh học cho y học, nhưng ít được biết đến về tiềm năng chức năng bổ sung của chúng khi được tiêu thụ làm thực phẩm. Ngược lại, tôm được nghiên cứu kỹ như một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, nhưng tiềm năng giá trị gia tăng của các sản phẩm phụ từ tôm mới là mối quan tâm chính của các nghiên cứu gần đây.

ăn côn trùng
Côn trùng cung cấp nguồn protein dồi dào và lành mạnh.

Vì vậy, bài đánh giá này nhằm mục đích trình bày một số sự thật thú vị và mối liên hệ về lợi ích tăng cường sức khỏe của việc sử dụng côn trùng và tôm như nguồn thực phẩm và đánh giá xem chúng có đáp ứng các tiêu chí của thực phẩm chức năng hay không?

Thứ nhất, côn trùng và tôm đều là nguồn thực phẩm độc đáo có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là về hàm lượng protein phần lớn khác nhau giữa các loài và phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của chúng dao động từ 7-48g (côn trùng) và 13–27 g (tôm)/100 g trọng lượng tươi có thể so sánh với các nguồn thịt thông thường như thịt bò, thịt lợn và thành phần axit amin của côn trùng, tôm đáp ứng yêu cầu cho chế độ ăn uống của con người và có thể so sánh với protein động vật, trong khi các chất thủy phân của côn trùng và tôm có tiềm năng trong các hoạt động ức chế men chuyển và chống oxy hóa.

Thứ hai, chất béo của tôm có thể được coi là “lành mạnh” do chứa nhiều axit béo không bão hòa, tỷ lệ omega-6, omega-3 và mức cholesterol được coi là vừa phải trong tôm (173 mg/100 g), thấp hơn ở trứng (400 mg/100 g) nhưng cao hơn ở gà (100 mg/100 g) và thịt bò (70 mg/100 g). Tuy nhiên chất béo của côn trùng có tỷ lệ omega-6, omega-3 kém hơn. 

Thứ ba, lượng vitamin và khoáng chất có trong côn trùng và tôm khiến chúng trở thành nguồn thực phẩm chức năng có giá trị và triển vọng. Ngoài ra, côn trùng có tiềm năng được sử dụng trong chế độ ăn ít natri.

Thứ tư, côn trùng và tôm thể hiện các hoạt động chống oxy hóa, đặc biệt, do sự hiện diện của các hợp chất phenolic và carotenoid. Các nghiên cứu trong tương lai nên khám phá thêm tiềm năng của các carotenoid, đặc biệt là astaxanthin. 

protein côn trùng
Các loài côn trùng và tôm thường được sử dụng làm món ăn.

Có thể kết luận rằng côn trùng và tôm đáp ứng các tiêu chí để được coi là nguyên liệu thực phẩm chức năng trong tương lai. Hơn nữa, tiềm năng của các đặc tính tăng cường sức khỏe bổ sung của côn trùng và tôm có thể bị thay đổi thông qua quá trình chế biến và sản xuất sản phẩm, vậy nên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm lẫn thực nghiệm cùng với đánh giá độ an toàn và dị ứng khi sử dụng là điều quan trọng cần xem xét. Cần phải tiền xử lý đối với côn trùng và các nguyên liệu có nguồn gốc từ tôm để giảm tải lượng vi sinh vật và mang lại sự an toàn, nhưng các phương pháp xử lý thông thường có thể gây ra các tác dụng phụ tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động của các thành phần chức năng

Do đó, việc phát triển hơn nữa các sản phẩm có côn trùng và tôm không chỉ cần xem xét giá trị dinh dưỡng, an toàn vi sinh và đặc tính cảm quan của chúng, mà còn cả hoạt tính sinh học và cơ chế hoạt động của chúng sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn và có lợi cho việc đưa chúng vào các công thức thực phẩm chức năng mới.

References: So different, yet so alike Pancrustacea: Health benefits of insects and shrimps. Mishyna, M., & Glumac, M. (2021). Journal of Functional Foods, 76(July 2020), 104316. https://doi.org/10.1016/j.jff.2020.104316

Đăng ngày 20/07/2021
Uyên Đào
Khoa học

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

PHMB chống lại bệnh trong suốt trên tôm giống

Kể từ tháng 10 năm 2019, dịch bệnh hậu ấu trùng Penaeus có tỷ lệ chết cao trên tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu xuất hiện ở một số trại giống tại địa phương ở Tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc, chủ yếu ảnh hưởng hậu ấu trùng 6–12 ngày tuổi (PL6 ~ 12), có báo cáo trên hậu ấu trùng giai đoạn PL4-PL7 của tôm thẻ chân trắng.

Tôm giống
• 09:00 29/11/2023

Monoglyceride kích thích miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí sciencedirect cho thấy vai trò quan trọng của monoglyceride đến khả năng tiêu hóa, tăng trưởng và miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ
• 14:18 22/11/2023

Quản lý nghề cá: Công nghệ AI làm nên sự khác biệt

Trí tuệ nhân tạo hay AI là một lĩnh vực rất được quan tâm trong thời đại công nghệ số hiện nay. Sự xuất hiện của AI đã giải quyết được vô số nhu cầu của loài người trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Trí tuệ nhân tạo AI
• 10:22 21/11/2023

Chiết xuất quả nhàu kích thích miễn dịch và tăng trưởng trên tôm thẻ

Một nghiên cứu mới đây của Phan Thị Cẩm Tú và cộng sự 2023 đã cho thấy lợi ích khi bổ sung chiết xuất trái nhàu đến hiệu suất tăng trưởng và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Trái nhàu
• 11:56 16/11/2023

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 05:02 03/12/2023

Đặc điểm của cá rô đầu nhím? Phân biệt cá rô đầu nhím với 2 loại cá rô đầu vuông và cá rô đồng

Hiện nay cá rô đầu nhím được rất nhiều nông dân lựa chọn và phát triển. Loại cá này dễ đầu tư và cho giá trị cao bởi những đặc điểm nổi bật của chúng.

Cá rô đầu nhím
• 05:02 03/12/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 05:02 03/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 05:02 03/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 05:02 03/12/2023