Giá trị của loài cá kỳ dị nhất hành tinh

Một loài cá kì dị sinh sống được ở cả 2 vùng nước mặn và vùng nước lợ. Loài cá đa năng này khi thì nhảy, bò, khi thì chạy trên cạn và bơi dưới nước và đặc biệt có thể leo trèo trên cây. Là loài không hề xa lạ gì đối với người dân đất mũi Cà Mau với cái tên dễ mến “thòi lòi”.

cá thòi lòi
Cá thòi lòi được mệnh danh là loài cá kỳ dị nhất hành tinh. Ảnh: Chu Han Lin.

Đặc điểm của cá thòi lòi

Cá thòi lòi được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật “kỳ dị nhất hành tinh”. Sở dĩ, chúng được lọt vào danh sách trên là nhờ vào các đặc điểm có một không hai của mình. Ngoại hình của thòi lòi gây ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên. Từ làn da, từ bộ vây cho đến màu sắc đều rất đặc biệt. Hút mắt nhất có lẽ là cặp mắt to, lồi ra ngoài nằm sát nhau trên đỉnh đầu của chúng khiến cho loài cá này có cái tên là “thòi lòi”.

cá thòi lòi
Cá thòi lòi "leo cây".

Da của loài cá này có một lớp nhớt và có đốm ánh xanh giống da cá bống sao, tuy nhiên da của chúng lại khá xù xì. Trên lưng cá thòi lòi có 2 đoạn vây lớn. Đoạn gần đầu, vây xòe hình quạt. Phía dưới, vây có hình vát nhọn về phía đuôi. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ di chuyển xung quanh há miệng, và dựng toàn bộ vây lên để dọa kẻ địch. Cá có kích thước nhỏ, mỗi con chỉ to bằng 2-3 ngón tay người, khi trưởng thành, cá lớn khoảng 27 cm, có trọng lượng từ 100-200 gam. 

Tập tính và môi trường sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một loài cá thuộc họ Cá bống trắng (Gobiidae), được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới. Không giống bất cứ loài cá nào, chúng có thể sinh sống được ở vùng nước mặn và nước lợ. Loài cá này sinh sống trong hang hốc nông ở bãi lầy. Hang của chúng có thể dài đến vài mét, nhiều ngóc ngách. Một con sẽ đào từ 3 – 4 chiếc hang để dễ dàng ẩn nấp. Thông thường, khi nước ròng thì cá thòi lòi chui vào hang trú ẩn và nước lớn thì ra ngoài kiếm ăn. Ở nước ta, cá sinh sống ở vùng đất ngập mặn, các Bãi Bồi ở Mũi Cà Mau, Bạc Liêu, Gò Công, Cần Giờ… vô cùng nhiều.

cá thòi lòi
Cá thòi lòi sinh sống ở vùng đất ngập mặn.

Là loài cá tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát trước sự tấn công của kẻ thù và có tài hóa trang đặc biệt. Khi nằm trên cây, chúng sẽ chuyển màu nâu của thân cây. Còn khi di chuyển trên bùn, da chúng chuyển sang màu xanh đen sẽ khó có thể nhận ra nếu chúng nằm im.

Thòi lòi hô hấp bằng phổi và mang. Cơ thể của chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch. Nó có 2 vây trước làm nhiệm vụ của một “đôi tay”. Chính những cấu tạo đặc biệt của cơ thể mà cá thòi lòi còn có một khả năng leo trèo trên cây và từ cành này có thể nhảy sang cành khác một cách rất điêu luyện. Do đó, cá thòi lòi còn có một tên dân gian khác là “cá leo cây”. 

Giá trị ẩm thực

Loài cá hay vận động, chạy nhảy như thòi lòi đã cho ra những thớ thịt săn chắc, non mềm nên rất được người dân ưa chuộng, người dân Cà Mau có rất nhiều cách chế biến món ăn ngon từ cá thòi lòi tươi sống như: Nướng muối ớt, kho tiêu, làm chả cá, làm lẩu, thậm chí còn dùng trong món gỏi đi kèm với rau lìm kìm. Nhưng hấp dẫn nhất là cá thòi lòi làm khô – một đặc sản khoái khẩu thuộc dạng hiếm có ở Cà Mau hiện nay vì được nhiều thực khách từ mọi miền ưa chuộng.


Khô cá thòi lòi.

Làm một ký cá khô cần ba bốn ký cá tươi. Với người dân đất mũi, họ luôn chú trọng hương vị tự nhiên của cá nên cách chế biến khá đơn giản. Cá đánh bắt tự nhiên từ sông, kênh rạch đem làm sạch tác xương, rửa sạch, ướp tẩm gia vị chủ chốt như muối, đường, tiêu, bột ngọt; cuối cùng là phơi nắng. Phơi đến khi cá khô săn lại cho vào đóng gói, bảo quản trong môi trường thoáng mát. Khi ăn chỉ cần nướng lên và thưởng thức, nhiều người nhận xét rằng khô càng nhai càng ngọt nên chúng đươc coi là món quà biếu tặng rất giá trị.

Đăng ngày 06/07/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 20:38 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 20:38 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 20:38 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 20:38 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 20:38 24/04/2024