Giá trị dinh dưỡng của cá trắm mà bạn nên biết

Có hai loại là cá trắm đen và cá trắm trắng (trắm cỏ). Về giá trị dinh dưỡng của cá trắm, cá có 91Kcal, 17g protein, 2,6g lipit, 57mg canxi, 145mg phốt pho, 0,1mg sắt.

cá trắm

Cá trắm có tên khoa học Mylopharyngodo piceus richardson (trắm đen), Ctenopharyngodo idellus Cuvier et Valenciennes (trắm cỏ). Cá trắm đen sống ở tầng nước sâu hơn, gần bùn hơn cá trắm cỏ.

Cá trắm thuộc loài cá nuôi cỡ lớn ở nước ta, có con nặng tới 35 - 40kg. Cá lớn rất nhanh, sau 8 tháng - 1 năm có thể thu hoạch, chúng nặng từ 2,5 - 3,5kg/con phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Cá trắm thuộc loại ăn tạp, thức ăn của chúng là các loại cỏ, rong và động vật là giun ấu trùng, côn trùng, đặc biệt thích ăn các loại nhuyễn thể lớn như trai, ốc, hến... Trong điều kiện chăn nuôi tại các gia đình cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm của việc chế biến các loại ngũ cốc như cám hay thức ăn chế biến sẵn dạng viên chẳng hạn).

Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của cá trắm, như chúng ta biết, cá trắm là loại thức ăn quen thuộc và được yêu thích trong các bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Thịt cá trắm chắc, thơm ngon và được chế biến thành nhiều các món ngon gồm: Cá trắm đen hấp, sốt, rán, làm lẩu, cá trắm nấu canh chua hay sốt cà chua, cá trắm kho riềng... Cách thức chế biến các món ngon từ cá trắm thường khá đơn giản mà ai học qua cũng có thể làm được.

Cá trắm là loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng. Theo Đông y, cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g ăn được của cá trắm nói chung có: 91Kcal, 17g protein, 2,6g lipit, 57mg canxi, 145mg phốt pho, 0,1mg sắt. Cá là thức ăn dễ tiêu hóa, mỡ cá là loại axit béo không no có tác dụng chống lão hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não với trẻ em. Cá là thức ăn bổ dưỡng, vì vậy nhiều phụ nữ khi mang thai thường ăn cháo cá để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi phát triển.

Kiến Thức, 30/08/2015
Đăng ngày 31/08/2015
BS Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng)
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:44 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:44 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:44 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:44 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:44 26/11/2024
Some text some message..