Giải mã loài cá biết bay trong Avatar phần 2

Hòa cùng với sức nóng của các rạp chiếu phim trên toàn thế giới trong phần 2 của bộ phim Avatar- The Way of Water (Dòng chảy của nước), hãy cùng giải mã nguồn gốc loài cá biết bay mà đạo diễn James Cameron đã xây dựng trong bộ phim này nhé!

Cá biết bay
Loài cá biết bay trong bộ phim Avatar- The Way of Water. Ảnh:

Trong phim, Skimwing (một loài cá biết bay) là tên của một loài vật mà tộc người Metkayina dùng để cưỡi trong các cuộc chiến. Skimwing có da màu xám và những chiếc vây lớn có màu cam với những mảng sẫm màu. Mặc dù Skimwing sử dụng cánh (vây) để nhất thân mình lên khỏi mặt nước thế nhưng chiếc đuôi của nó vẫn nằm trong nước với nhiệm vụ để đẩy toàn thân của nó về phía trước. Với phần đuôi mạnh mẽ, Skimwing có thể di chuyển với tốc độ lên tới 50 hải lý/giờ (58 dặm/giờ tương đương 92 km/giờ) và duy trì tốc độ hành trình 35 hải lý/giờ (40 dặm/giờ tương đương 65 km/giờ) trong nhiều giờ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là loài cá biết bay này được đạo diễn James Cameron xây dựng trên phiên bản có thật là loài cá chuồn.  

Họ cá chuồn (Exocoetidae) là một họ cá biển thuộc bộ Cá nhói (Beloniformes), tên tiếng anh là “Flying Fish”, với tên gọi thuần Việt là cá chuồn hay cá bay. Có khoảng 64 loài được phân nhóm trong 9 chi (Cheilopogon, Cypselurus, Danichthys, Exocoetus, Fodiator, Hirundichthys, Oxyporhamphus, Parexocoetus, Prognichthys). Trong đó, các loài thuộc chi Exocoetus có một cặp vây và cơ thể thuôn dài để tối ưu hóa tốc độ, trong khi Cypselurus spp. có cơ thể dẹt và hai cặp vây ngắn hơn, giúp chúng tối đa hóa thời gian ở trên không. Từ những năm 1900 đến những năm 1930, cá chuồn được nghiên cứu như những mô hình khả dĩ dùng để phát triển máy bay.

Cá chuồnBốn loài cá chuồn ở Đài Loan

- SPW cá chuồn đốm (Cypselurus poecilopterus)

- BNY cá chuồn xương (Hirundichthys oxycephalus)

- GSP cá chuồn đốm lớn (Cheilopogon atrisignis)

- LPW) cá chuồn cánh trong (Cheilopogon unicolor

Chúng sinh sống trong tất cả các đại dương, đặc biệt là trong vùng nước ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là vây ngực lớn bất thường, điều này cho phép chúng nhảy ra khỏi mặt nước và bay qua không khí một vài mét trên bề mặt của nước, chiều dài đường bay của chúng thường khoảng 50 mét. Để lướt lên khỏi mặt nước, cá chuồn di chuyển cái đuôi của nó lên đến 70 lần mỗi giây. Sau đó nó giăng vây ngực của nó và nghiêng nhẹ lên trên để cất lên. Miệng của cá chuồn cùn và nhỏ nên thức ăn chính là động vật phù du, giáp xác và ấu trùng của các loài cá khác. Cá chuồn kiếm ăn vào ban đêm và bị thu hút bởi ánh sáng, đây là một đặc điểm về hành vi đã được những người thu hoạch sử dụng để thu hút và dễ dàng bắt chúng. 

Cá chuồn được đánh bắt thương mại ở Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc bằng lưới rê và ở Indonesia và Ấn Độ bằng lưới nhúng. Ở Quần đảo Solomon, người ta bắt cá khi chúng đang bay bằng cách sử dụng lưới được buộc từ những chiếc ca nô, chúng bị thu hút bởi ánh sáng của những đèn.  

Mùa sinh sản của cá chuồn vào tháng 3 - tháng 4 âm lịch, đàn cá sẽ kéo nhau từ đại dương vào vùng biển cạn hơn để đẻ trứng.  Trứng cá chuồn có màu vàng nhạt, nhỏ như hạt cát, kết dính vào nhau thành từng chùm và bám vào các vật trôi nổi trên bờ biển.  Khi mới nở, cá chuồn con thường có những chiếc râu dài bao quanh miệng. Khi cá trưởng thành, râu sẽ tự rụng đi.

TemCon tem in ở Việt Nam có hình cá chuồn, con tem và đồng xu từ Barbados với cá chuồn 

Thông thường trong ẩm thực Nhật Bản, cá được bảo quản bằng cách sấy khô để dùng làm nước kho cá cho nước dùng dashi, trứng hay thịt cá chuồn được dùng để làm một số loại sushi. Nó cũng là một loại thực phẩm chính trong các món ăn của người Tao ở Đảo Lanyu (Đài Loan). Ở miền nam Peru, trứng cá chuồn được gọi là cou-cou và được dùng để chế biến một số món ăn địa phương.

Đất nước Barbados được mệnh danh là xứ sở của loài cá chuồn, loài cá này còn là một trong những biểu tượng quốc gia bên cạnh vai trò là nguyên liệu trong các món ăn. Hình ảnh cá chuồn được khắc trên đồng xu, dưới dạng tác phẩm điêu khắc trong đài phun nước, trong tác phẩm nghệ thuật và là một phần của biểu trưng chính thức của Cơ quan Du lịch Barbados.

Món ăn cá chuồnMón ăn truyền thống từ cá chuồn ở Barbados

Ngoài ra, quốc huy của người Barbados có hình bồ nông và cá heo ở hai bên của tấm chắn, nhưng cá heo lại giống một con cá chuồn. Hơn nữa, các tác phẩm nghệ thuật thực tế và hình ba chiều của loài cá chuồn cũng có mặt trong hộ chiếu của Barbados. Thành phần dinh dưỡng của cá chuồn trong 113g có chứa 110 calo và những thành phần dinh dưỡng như chất béo 1 g, cholesterol 31 mg, natri 72 mg, chất đạm 24 g. 

Đăng ngày 23/12/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Tổng hợp

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 10:30 23/04/2024

“Say đắm” trước vẻ đẹp của cánh đồng rong biển Ninh Thuận

Khi thủy triều xuống, cũng chính là lúc vẻ đẹp của cánh đồng rong biển tại Ninh Thuận hiện ra. Cả bãi biển rộng lớn đều phủ một màu xanh mướt của đám rêu xanh phủ đầy trên đá.

Cánh đồng rong biển Ninh Thuận
• 10:58 09/04/2024

Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
• 10:48 08/04/2024

Điểm danh một số loài cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta

Cá nước ngọt
• 09:59 05/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 07:54 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 07:54 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 07:54 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 07:54 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 07:54 25/04/2024