Giải pháp bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL

Từ nhiều năm qua, sự phát triển của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã giúp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành một trong những vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

ĐBSCL
ĐBSCL có thế mạnh là nuôi trồng thủy sản. Ảnh: thanhnien.vn

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê cho thấy, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2000 là 445.300 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 365.141 tấn; năm 2002 là 570.300 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 518.743 tấn; năm 2004 là 658.500 ha với tổng sản lượng là 773.294 tấn; năm 2005 là 685.800 ha với tổng sản lượng là 983.384 tấn;… và tính đến năm 2010 quy hoạch nuôi trồng thủy sản đạt 649.430 ha (thủy sản nước mặn, lợ) và 366.590 ha (thủy sản nước ngọt). Từ những số liệu trên cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của ĐBSCL. 

Thủy sản đóng vai trò quan trọng đối với khu vực ĐBSCLSố liệu nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL tăng đều từng năm. Ảnh: vietnamplus.vn

Vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt trọng điểm ở ĐBSCL

Các mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung ở vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và vùng trũng nội địa thuộc bán đảo Cà Mau. Ngoài ra, còn phát triển mạnh ở một số tỉnh/thành như: An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng,… Phổ biến nhất hiện nay là mô hình nuôi canh tác lúa-tôm (tôm thẻ, tôm càng xanh), mô hình nuôi canh tác lúa-cá (cá lóc, cá rô, cá sặc, thác lác, chép, rô phi,…), mô hình nuôi cá bè trên sông (cá ba sa, cá rô,…), mô hình nuôi cá lóc trong vèo, nuôi lươn mùa lũ, hay nuôi theo mô hình VACB kết hợp,... 

ĐBSCL áp dụng nhiều mô hình nuôi trồng thủy sảnNhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đang phát triển mạnh mẽ mô hình nuôi canh tác vụ tôm-lúa. Ảnh: nongnghiephuucovn.vn

Vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trọng điểm ở ĐBSCL

Các vùng ven biển ở: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang,… là những khu vực tập trung nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Phổ biến nhất hiện nay là mô hình nuôi tôm quảng canh, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, luân canh lúa-tôm, luân canh lúa-cá, luân canh cá-tôm,… Bên cạnh đó, nhờ điều kiện thiên nhiên trù phú cũng giúp bà con nơi đây phát triển đa dạng các loài như: cua biển, cá kèo, nghêu, sò huyết, hào,… cũng mang đến nguồn thu nhập ổn định hàng năm. 

Nuôi trồng thủy sản giúp mang lại thu nhập ổn địnhSóc Trăng là một trong những tỉnh có nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản. Ảnh: baodantoc.vn

Những ảnh hưởng tiêu cực của ngành nuôi trồng thủy sản đến môi trường 

Có thể thấy, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho bà con nông dân. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự phát triển mạnh mẽ trong nuôi trồng thủy sản lại kéo theo nhiều tác nhân gây biến động động môi trường với quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đang thật sự là vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết, xử lý triệt để thì mới có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.

Môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường. ĐBSCL là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng (pyrite FeS2)và phèn hoạt động (jarosite (K/Na.Fe3/Al3(SO4)2(OH)6). Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng.

Nuôi trồng thủy sản gây nhiều thiệt hại Ngoài mặt tích cực về kinh tế, nuôi trồng thủy sản còn đem lại nhiều mặt tiêu cực về vấn đề môi trường. Ảnh: khuyennongvn.gov.vn

Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi. Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch. Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch khu vực ĐBSCL cũng đã cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường nước sông rạch ở vùng ĐBSCL là rất lớn. Số liệu quan trắc môi trường nước ở tỉnh An Giang trên sông Tiền có: BOD là 5mg/l, SS là 400mg/l, Coliforms là 143.103 MNP/100ml. Ở Vĩnh Long Sông Tiền BOD là 6,5 mg/l, SS là 54,17mg/l, amoniac là 0,46mg/l và coliforms là 8.167 MNP/100ml, Sông Hậu có BOD là 5,5mg/l, SS là 91,5mg/l, amoniac0,21mg/l, coliforms là 55.483MNP/100ml. Ở Long An sông Vàm Cỏ Đông có BOD là 10mg/l, amoniac là 0,364mg/l, SS là 16mg/l, sắt là 0,461mg/l, ở sông Vàm Cỏ Tây có BOD là 6mg/l, amoniac là 0,096mg/l, SS là 18mg/l, sắt là 0,447mg/l. Ở Hậu Giang trên kinh xáng chợ Phụng Hiệp có BOD là 13mg/l, N-NH3 là 0,322mg/l, SS là 120mg/l, Sắt 0,930mg/l và coliforms là 2,4.105MNP/100ml. Ở Cà Mau nước trên các cửa sông thông ra biển cũng có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ và phèn lan truyền, trên Cửa Gành Hào có BOD là 7mg/l, N-NH3 là 6,2mg/l, SS là 683mg/l, Sắt 3,25mg/l và coliforms là 930MNP/100ml., trên Cửa Ông Trang có BOD là 9mg/l, N-NH3 là 5,8mg/l, SS là 323mg/l, Sắt 0,5mg/l và coliforms là 210MNP/100ml, trên Cửa Sông Đốc có BOD là 12mg/l, N-NH3 là 1,4mg/l, SS là 46mg/l, Sắt 1,13mg/l và coliforms là 4.300MNP/100ml.

Môi trường nước ở vùng ngọt hóa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các vi sinh trong nước Coliforms, độ đục, amoniac trong nước... ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đặc biệt là nước dùng cho nhu cầu cấp nước. Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliforms... gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp sên vét ao nuôi tôm phát sinh không được xử lý thải ra môi trường.

Quá trình chuyển dịch trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây.

Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe3+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.

Đối với nuôi cá nước ngọt, lượng thải nhiều ít còn phụ thuộc vào thức ăn đưa vào chăn nuôi, thông thường chi phí thức ăn phải từ 1,5-2 kg thức ăn/1kg sản phẩm, ngoài ra còn lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết lắng xuống tạo ra nguồn thải rất dễ phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Các ao nuôi sau quá trình thu hoạch sản xuất thường phải nạo vét bùn cặn. Đây là một nguồn thải rất lớn có thể gây ô nhiễm môi trường.

Đối với nuôi tôm vùng ven biển Nam bộ nơi có hàm lượng phù sa trong nước biển lấy vào nuôi rất lớn từ 200-888mg/l, lượng chất rắn này lắng xuống ao nuôi tôm tạo thành lớp bùn hàng năm rất dày. Vấn đề quản lý bùn thải nuôi tôm là hết sức bức xúc cần phải được quản lý để xử lý triệt để ở khu vực nuôi trồng thủy sản nước mặn vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở các loại cá, tôm nuôi diễn biến rất phức tạp gây nhiều thiệt hại đối với người nuôi trồng thủy sản.

Nuôi cá nước ngọt trên sông ô nhiễm môi trường làm cá tra, cá ba sa... chết hàng loạt ở một số bè cá trên sông; dịch bệnh trên các ao hồ và cá đồng ở một số tỉnh lưu vực sông Tiền, sông Hậu trong khu vực ĐBSCL, dịch bệnh tôm nuôi đã phát sinh trên 20-60% diện tích nuôi ở các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... Hậu quả: tôm nuôi chết hàng loạt ở vùng ven biển đã diễn ra nhiều năm, kéo theo nhiều hộ dân nuôi tôm, một số doanh nghiệp nuôi tôm quy mô lớn... đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần, phá sản. Cùng với tác động môi trường do chất thải trong sản xuất chế biến công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư và đô thị... cũng góp phần tác động đến chất lượng môi trường nước ảnh hưởng đến cả kinh tế và môi trường sinh thái.

Môi trường nước sạch và vệ sinh chưa đảm bảo, chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế... đã tác động đến trực tiếp sức khỏe của người dân vùng ĐBSCL. Ở nhiều địa phương, người dân phải đang đối mặt với các bệnh đường tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi lây truyền, bệnh giun sán ký sinh trùng, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất... trong quá trình sản xuất canh tác ở các vùng đất ngập nước nuôi trồng thủy sản.

Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường ĐBSCL

Trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL và các quy hoạch của các tỉnh, thành, cần nhanh chóng tập trung quy hoạch môi trường vùng và các kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể trong phân vùng quy hoạch. Tập trung quan tâm đến bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản nước mặn ven biển, bảo vệ môi trường trong các trang trại vùng sản xuất nuôi trồng kinh tế hộ, bảo vệ môi trường nuôi thủy sản trên sông rạch,… nhằm giải quyết vấn đề cấp và thoát nước trong nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Cần tập trung quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản, phát triển các mô hình nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ứng dụng các mô hình công nghệ xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản thích hợp như: xử lý chất thải bùn thải, xử lý khử trùng nước thải trước lúc thải ra,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Tập trung xử lý chất thải triệt để ở các mô hình nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, nuôi cá bè trên sông rạch, quản lý chặt chẽ dịch hại tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản.

Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ vùng ven biển

Cần tập trung giải quyết các vấn đều sau

- Khi đào đắp phát triển các vuông tôm cá mới ở các vùng đất phèn hoặc khi nạo vét bùn thải vuông, vệ sinh ao nuôi cần bố trí hồ thu hồi bùn, xử lý nước thải thủy sản và khử phèn nước thải trước lúc thải ra sông rạch bằng các giải pháp ủ khử trùng, trung hòa bằng vôi, hóa chất,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đặt ra.

- Nước thải nuôi trồng thủy sản ở các mô hình nuôi công nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi mật độ phải được bố trí diện tích hồ chứa để xử lý triệt để nguồn bệnh có thể lan truyền ra môi trường xung quanh.

- Nước cấp vào cần được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt vùng nuôi tập trung cần có giải pháp quản lý cộng đồng đối với vấn đề ngăn chặn các hành vi thải chất thải, nước thải nhiễm bệnh trong các ao nuôi có dịch bệnh ra môi trường nước sông, rạch làm tổn thất cộng đồng người dân nuôi trồng thủy sản trong khu vực.

Đối với vấn đề thủy lợi 

Vấn đề thủy lợi trong cả nuôi trồng thủy sản nước ngọt lẫn nước mặn là vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi trồn thủy sản ở ĐBSCL. Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư đáp ứng các yêu cầu cáp nước cho nuôi trồng, thoát nước và làm sạch nước sau quá trình nuôi để bảo vệ môi trường trong toàn khu vực được quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

Dự án cống Cái Lớn-Cái BéMục tiêu của dự án cống Cái Lớn - Cái Bé sẽ giúp kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Ảnh: tv.danviet.vn

Tăng cường giám sát chất lượng môi trường nước để dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệnh có thể phát sinh. Từ đó, có các giải pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Quản lý chặt chẽ nguồn vật tư hóa chất cung ứng trên thị trường phục vụ cho nuôi trồng thủy sản theo quy định của nhà nước. Quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng cung ứng cho thị trường chế biến sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

visinhthuysan.vn
Đăng ngày 30/12/2022
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 20:44 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 20:44 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 20:44 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 20:44 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 20:44 27/01/2025
Some text some message..