Giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia ven biển và có nhiều sông, hồ như Việt Nam.

Bảo vệ nguồn lợi
Thả cá giống xuống sông - một trong những hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Việc này càng nhiều ý nghĩa hơn trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cũng như phải đối mặt với hệ sinh thái đang bị suy giảm nghiêm trọng… Vậy, đâu là giải pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Nguồn lợi thủy sản đang cạn kiệt

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các khuyến nghị của EC về việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp... Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý tàu cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo ông Nguyễn Khắc Bát, Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT), số lượng tàu cá khai thác thủy sản ở các tỉnh, thành phố nhiều, nhưng chưa kiểm soát được cường lực khai thác so với khả năng cho phép, dẫn đến nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi vùng ven biển.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Hữu Giang cho biết, hiện nay tại vùng biển của tỉnh đang xảy ra tình trạng khai thác thủy sản quá mức. Ngư dân lén lút sử dụng chất nổ, xung điện…, để khai thác thủy sản tại những vùng cấm, phá hủy môi trường thủy sinh. Từ năm 2017 đến nay, Quảng Ninh đã kiểm tra, xử lý 4.177 vụ vi phạm.

Là thành phố có nhiều sông hồ, Hà Nội cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Tạ Văn Sơn cho biết, Hà Nội có nguồn thủy sản tự nhiên khá phong phú trên hệ thống các sông như: Sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Tích, sông Bùi... và hiện tại, vùng ngoại thành có hơn 9.000ha ruộng trũng, kênh, mương thủy lợi... Tuy nhiên, những năm gần đây, các loài thủy sản sống trong tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng. 

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) Lê Trần Nguyên Hùng cho biết, một số địa phương chưa quan tâm đến công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, các tỉnh, thành phố thiếu chính sách hỗ trợ người dân chuyển từ các nghề trực tiếp xâm hại môi trường sang các nghề thân thiện với môi trường, đặc biệt là sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển. Thêm nữa, ý thức của người dân còn thấp, vẫn khai thác thủy sản theo hình thức tận diệt... Đối với Hà Nội, môi trường nước bị ô nhiễm bởi các loại nước thải, các loại thuốc, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp đã tác động xấu tới sự phát triển của các loài thủy sản tự nhiên trực tiếp làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Cách nào tái tạo nguồn lợi thủy sản?

Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản có nhiều ý nghĩa, trước mắt là giải quyết câu chuyện “thẻ vàng” của EC, là phát triển nghề cá bền vững của một quốc gia biển và có đa dạng sinh học xếp vào loại cao của thế giới. Câu hỏi đặt ra là, phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ đâu và bằng cách nào?

Với các tỉnh ven biển, có rất nhiều ý kiến nhưng tựu trung như nhận định của Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận Huỳnh Quang Huy: Trước hết là cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tổ chức cho ngư dân ký cam kết tuân thủ quy định pháp luật trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nâng cao năng lực giám sát và xử lý các hành vi vi phạm. Cùng với đó là kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tiếp tục thả bổ sung các loài thủy sản có giá trị kinh tế, giá trị khoa học về với tự nhiên, từng bước xã hội hóa công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Với Hà Nội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng thông tin: Để tái tạo nguồn lợi thủy sản, những năm qua, Hà Nội đều tiến hành các hoạt động như: Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các hệ thống sông, hồ (lượng cá giống được thả từ 1 đến 2 tấn/năm)... Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống, ngành Nông nghiệp Hà Nội còn phối hợp với các địa phương xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm...

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, để thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Luật Thủy sản 2017 hướng đến phát triển nghề cá một cách bền vững... Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố nghiên cứu xây dựng chính sách về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tổ chức cho ngư dân ký cam kết tuân thủ quy định pháp luật trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chủ cơ sở thu mua, chế biến, kinh doanh thủy sản ký cam kết không buôn bán, nuôi nhốt các loài thủy sinh nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Mặt khác là quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá hoạt động, hạn chế việc khai thác gần bờ ảnh hưởng tới môi trường biển.  

Ở góc độ của người nuôi trồng thủy sản, theo Giám đốc Hợp tác xã Thủy sản Đồng Tâm, xã Phú Đông (huyện Ba Vì) Chu Văn Hồng, nhà nước cần nhân rộng các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các ngành chức năng thường xuyên tổ chức các hoạt động làm sạch nguồn nước, làm sạch môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái ở các sông, hồ, vùng biển. Việc này không chỉ cung cấp một phần nguồn thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, sạch, an toàn mà còn góp phần nâng cao sinh kế cho người dân.

Hà Nội Mới
Đăng ngày 30/12/2019
Ngọc Quỳnh
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Các tỉnh ven biển chủ động phòng tránh thiên tai sạt lở

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu.

Ven biển
• 10:51 15/04/2025

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 13:03 22/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 13:03 22/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 13:03 22/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 13:03 22/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 13:03 22/04/2025
Some text some message..