Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
Dịch bệnh làm cho năg suất tôm tại các vùng nuôi giảm mạnh

Nan giải bệnh tôm 

Tại một hội nghị tổ chức ở thành phố Cần Thơ mới đây, Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe đưa ra con số đáng suy nghĩ, tỷ lệ nuôi tôm thực sự thành công như dự tính ở nước ta mới khoảng trên 30%. Còn theo Cục Thú y, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong năm 2023 là 22.600 ha, do dịch bệnh, môi trường và cả không xác định được nguyên nhân. 

Nhiều người nuôi tôm có kinh nghiệp khẳng định, nuôi tôm thất bại chủ yếu do dịch bệnh, mà dịch bệnh tăng vì môi trường bị ô nhiễm. Chất thải gây ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn, trong đó có cả thức ăn nuôi tôm thâm canh và siêu thâm. Khi nuôi thâm canh và siêu thâm canh, thức ăn cho tôm rải xuống ao gấp chục lần nuôi quảng canh, nhưng tôm chỉ hấp thu được chừng một nửa, còn lại gây ô nhiễm môi trường. Nên tình trạng nuôi tôm thua lỗ, phải treo ao đang diễn ra nhiều nơi. 

Tỉnh Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước ta (năm 2023 với diện tích 50.514 ha, chiếm 94,4% tổng diện tích nuôi 53.511 ha của tỉnh). Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, đến giữa tháng 5/2024 đã thả nuôi 13.700 ha và trên 300 ha bị thiệt hại. Trong diện tích bị thiệt hại, hơn 50% do bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, phân trắng, vi bào tử trùng. Thực hiện giám sát dịch bệnh tại vùng nuôi, Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng thu 55 mẫu tôm để xét nghiệm. Kết quả: 11/55 mẫu dương tính bệnh hoại tử gan tụy cấp; còn lại dương tính với virus bệnh đốm trắng, bệnh vi bào tử trùng, phân trắng mỗi bệnh 5-6 mẫu 

Những tháng đầu năm 2024, Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng giám sát vùng nuôi còn phát hiện tôm ở nhiều ao chết bất thường, chết nhanh trong 3 - 7 ngày nuôi, đa phần ở giai đoạn ương có mật độ rất dày, mực nước 0,5 – 0,6m. Mẫu kiểm tra xác định, tôm dương tính với nhiều bệnh, một số mẫu dương tính đồng thời 2 loại bệnh. 

Ao nuôi tômChuẩn đoán bệnh tôm để kịp thời có biện pháp can thiệp phù hợp

Giải pháp chẩn đoán bệnh nhanh 

Nhiều chuyên gia cho hay, tôm đã phát bệnh thì không thể điều trị, một số bệnh chưa có thuốc đặc trị và cũng không dùng kháng sinh phòng bệnh được. Các hộ nuôi nuôi tôm cơ bản xác định tình trạng sức khỏe của tôm để quyết định xử lý nhằm giảm thiệt hại. Việc xử lý dựa vào kinh nghiệm thì độ chính xác thấp, hoặc lấy mẫu gửi về các phòng thí nghiệm (Phòng LAB) thì mất nhiều thời gian nên giảm cơ hội. Còn có việc xét nghiệm sinh học phân tử PCR thì cũng chưa thể đáp ứng kịp yêu cầu của các trại nuôi. 

Chuyên gia ở Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) có giải pháp sử dụng probiotic trong cải thiện môi trường nước và sức khỏe tôm khá hiệu quả. Công ty Cổ phần UV nghiên cứu công nghệ tạo kháng thể phòng bệnh trên tôm, đã được thương mại hóa và ứng dụng ở tỉnh Sóc Trăng có khả năng giúp tôm hạn chế một số bệnh. 

Gần đây, một số hộ nuôi ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và TPHCM thử nghiệm bộ công cụ RAPID (Robust & Accurate Prawn Infection Detector) chẩn đoán và theo dõi mầm bệnh trong ao nuôi mở thêm cánh cửa hy vọng. Ưu điểm của giải pháp này là các hộ có thể tự thực hiện xét nghiệm tại ao nuôi, cho kết quả trong vòng 60 phút.  

Bộ công cụ RAPID gồm hai thiết bị chính: Máy tách chiết lấy ADN và máy đọc kết quả, có khả năng xét nghiệm tương đối chính xác 3 loại bệnh là WSSV, EHP và EMS. Bộ công cụ còn có “ống mồi” chứa ADN của một trong ba loại bệnh trên. Nguyên lý hoạt động như sau: Mẫu tôm đưa vào bộ công cụ RAPID nếu nhiễm bệnh thì ADN được tách chiết và AND có sẵn trong “ống mồi” sẽ ghép vào với nhau, cho ra kết quả dương tính. Ngược lại, nếu tôm sạch bệnh thì ADN ở hai bộ phận không kết nối được với nhau, máy sẽ báo kết quả âm tính. Kết quả thông qua máy đọc chiếu đèn Led có bước sóng nhất định vào “ống mồi”, dương tính thì đèn Led làm phát sáng, và ngược lại. Khi ao tôm nhiễm bệnh, người nuôi sẽ có quyết định xử lý kịp thời để giảm thiệt hại kinh tế. 

Đây là công trình nghiên cứu của một doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp Forte Biotech. Hiện nay, các thiết bị chính của bộ công cụ đã được chế tạo trong nước còn “ống mồi” phải nhập từ Singapore. Lãnh đạo Công ty Forte Biotech cho biết, hồ sơ nhập khẩu đã gửi lên Cục thú y từ tháng 12/2023 và đang chờ kết quả để có thể bán rộng rãi với giá cả phù hợp với các hộ nuôi tôm. Hy vọng đây sẽ mở thêm một hướng hỗ trợ ngành nuôi tôm giảm được thiệt hại do dịch bệnh. 

Đăng ngày 16/06/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:00 21/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 08:00 16/06/2024

Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta

Phế phụ phẩm thủy sản là chất thải trong hoạt động xử lý, chế biến tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí; chủ yếu dạng rắn chiếm trên 90% với đầu, xương, da, nội tạng, vây, vẩy, vỏ giáp xác/nhuyễn thể hai mảnh.

Vỏ tôm
• 10:53 11/06/2024

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản quốc gia

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại.

Khai thác thủy sản
• 10:36 11/06/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 09:17 23/06/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:17 23/06/2024

Vật liệu làm chân cầu nhá tránh bị hư hại do nước mưa

Trong nuôi tôm, việc tạo ra môi trường sống tốt cho tôm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Một trong những yếu tố không thể thiếu là cầu nhá – nơi trú ẩn và sinh hoạt của tôm. Chọn vật liệu phù hợp để làm chân cầu nhá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, hiệu quả và an toàn cho tôm.

Cầu nhá ao tôm
• 09:17 23/06/2024

Nâng cao sản lượng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hiện nay, bà con áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất, nên sản lượng nuôi không ngừng được cải thiện.

Tôm thẻ
• 09:17 23/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 09:17 23/06/2024
Some text some message..