Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
Trong nuôi tôm tuần hòa, khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn bằng tia UV?

Nghiên cứu của Tiến sỹ Trần Nguyễn Hải Nam ở Trường Đại Học Cần Thơ cho biết, khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn bằng tia UV.

Ưu điểm và hạn chế nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn 

Khi nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn thì giảm lượng nước sử dụng, có tác động thấp đến môi trường, và có thể nuôi được ở mật độ rất cao từ đó nâng cao năng suất tôm. Ưu điểm nữa là có thể nuôi được ở những vùng xa biển. 

Cơ chế cốt lõi của hệ thống tuần hoàn là phát triển và duy trì hệ vi sinh vật trong hệ thống để duy trì và cải thiện chất lượng môi trường nuôi. Hệ vi sinh vật trong hệ thống chủ yếu là nhóm vi khuẩn chuyển hóa đạm và nhóm các vi khuẩn dị dưỡng (nhóm vi khuẩn có lợi nếu tồn tại ở mật độ vừa phải trong hệ thống).

Tuy nhiên, nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn với mật độ cao thì dần dần lượng vật chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ phân tôm, thức ăn dư thừa sẽ tích tụ với lượng lớn và làm mất cân bằng hệ vi sinh trong hệ thống. Từ đó làm tăng lượng vi khuẩn tổng và vi khuẩn nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm. 

Sử dụng Ozone và tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn

Để quản lý tốt hệ thống tuần hoàn thì cần phải làm giảm lượng vi khuẩn và làm cân bằng hệ vi sinh của hệ thống. Tia UV và ozone thường được sử dụng để làm giảm lượng vi khuẩn trong hệ thống tuần hoàn. Tia UV có tác dụng làm bất hoạt vi khuẩn, tuy nhiên độ đục của nước có thể làm giảm tác dụng diệt khuẩn của tia UV.

Nhá tômNuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS)

Còn Ozone là chất có tính oxy hóa mạnh và cũng được dùng trong hệ thống tuần hoàn để tiêu diệt vi khuẩn, virus và ký sinh. Bên cạnh đó, Ozone còn có tác dụng cải thiện chất lượng nước do nó oxy hóa các vật chất vô cơ và hữu cơ lơ lửng trong môi trường.

Khuyến cáo sử dụng Ozone hơn là tia UV

Một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tia UV ở hai liều lượng khác nhau (7W và 9W) cũng như ảnh hưởng của việc sử dụng Ozone lên hệ vi sinh trong hệ thống tuần hoàn nuôi tôm thẻ chân trắng đã được thực hiện. Thí nghiệm gồm 6 hệ thống tuần hoàn; mỗi hệ thống có 3 bể nuôi (thể tích mỗi bể 70 L), một bể lọc sinh học và một bể lắng (tổng thể tích 70 L). Tôm được nuôi ở độ mặn 15 ‰ với mật độ 100 con/m2.

Trong thí nghiệm sử dụng tia UV, máy tạo tia UV được đặt sau bể lọc sinh học và bể lắng. Nước từ bể nuôi sau khi qua bể lọc và bể lắng được bơm qua thiết bị tạo tia UV rồi đi trở vào bể nuôi với tốc độ 159,25 L/giờ (tương đương với 56,88 %/giờ). 

Trong thí nghiệm sử dụng Ozone thì máy tạo Ozone đặt trong bể lọc nhưng có ngăn cách với màng lọc. Nồng độ Ozone duy trì ở mức 5 – 50 mg/giờ bằng cách điều chỉnh điện thế oxy hóa khử (redox potential) trong bể nuôi ở mức 350 mV. Nước sau khi xử lý bằng Ozone được bơm qua thiết bị tách đạm và lọc than hoạt tính để loại bỏ Ozone thừa trước khi vào màng lọc. 

Kết quả thí nghiệm cho thấy Ozone có tác dụng ổn định hệ vi sinh trong nước, trong màng lọc và trong giáp đầu ngực của tôm; làm giảm lượng nitrite và thúc đẩy quá trình phân rã nitrate trong nước. Còn sử dụng tia UV có thể làm thay đổi thành phần vi sinh trong hệ thống nhưng hiệu quả kém hơn trong việc cải thiện chất lượng nước. 

Từ kết quả thí nghiệm, Ozone được khuyến cáo sử dụng để xử lý nước trong hệ thống tuần hoàn hơn là tia UV.

Độ độc mãn tính của nitrite tôm 

Nghiên cứu trên có nêu kết quả sử dụng Ozone đã làm giảm lượng nitrite và thúc đẩy quá trình phân rã nitrate trong nước. Vậy nitrite ảnh hưởng với tôm thẻ chân trắng như thế nào? Sau đây là giải thích của Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Hà cũng ở Trường Đại học Cần Thơ.

Ảnh hưởng của nitrite Mô tả ảnh hưởng của nitrite lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng, theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Hà

Nitrite có ảnh hưởng lên tăng trưởng và miễn dịch của tôm thẻ chân trắng giai đoạn giống (0,51 ± 0,05 g). Trong đó tăng trưởng của tôm giảm đáng kể sau 30 ngày nuôi ở nồng độ nitrite 20 mg/L. Ngoài ra, biểu hiện của các gen liên quan đến hệ miễn dịch không đặc hiệu có vai trò ngăn chặn sự lây nhiễm mầm bệnh như gen IMD và Toll ở tôm nuôi trong nồng độ nitrite cao (20 mg/L) là tăng cao hơn ở nồng độ nitrite thấp (2 mg/L). 

Các vi khuẩn Bacteroidetes, ProteobacteriaActinobacteria là các ngành chiếm ưu thế trong đường ruột của tôm nuôi trong môi trường nitrite. Thêm vào đó, nồng độ nitrite cao làm gia tăng sự đa dạng của hệ vi khuẩn. Mật độ của các mầm bệnh cơ hội như PseudoalteromonadaceaeVibrionaceae cũng tăng ở tôm nuôi trong môi trường nitrite 20 mg/L. 

Kết quả này chỉ ra rằng tôm thẻ chân trắng có thể chịu đựng được nồng độ nitrite thấp hơn 6,67 mg/L nhưng khi tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao hơn 6,67 mg/L sẽ là giảm tăng trưởng và mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của tôm.

Tóm lại, nitrite có độ độc mãn tính đối với tăng trưởng và sức khỏe của tôm thẻ chân trắng, nếu mật độ cao sẽ ảnh hưởng lâu dài. Cho nên sử dụng Ozone làm giảm được lượng nitrite trong nước là rất tốt cho tôm nuôi.

Đăng ngày 23/10/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 11:12 21/11/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 16:42 21/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 16:42 21/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 16:42 21/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 16:42 21/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 16:42 21/11/2024
Some text some message..