Giải pháp để xuất khẩu tôm nước lợ đạt kế hoạch

Phát huy tiềm năng điều kiện tự nhiên về nuôi tôm nước lợ, cùng các lợi thế về thị trường, công nghệ, năng lực chế biến thủy sản phát triển ngành tôm của tỉnh và thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh theo Nghị quyết số 15/2015-HĐND tỉnh và Quyết định số 362/QĐ-UBND tỉnh về phân chia giai đoạn của ngành tôm là 2018 - 2020, Sóc Trăng phấn đấu đạt tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cuối năm 2020 là 348.500 tấn, trong đó tôm nước lợ 134.630 tấn; sản lượng tôm nước lợ chế biến 86.700 tấn, sản lượng xuất khẩu 65.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ 750 triệu USD…

Giải pháp để xuất khẩu tôm nước lợ đạt kế hoạch
Nhiều hộ dân, doanh nghiệp áp dụng nuôi tôm theo quy trình hiện đại.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, thủy sản luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó con tôm luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh và sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, sản lượng thủy sản hàng năm đạt 150.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 600 triệu USD. Riêng năm 2018, diện tích nuôi tôm nước lợ 56.160ha, trong đó nuôi thâm canh tôm sú và thẻ chân trắng chiếm gần 88% với diện tích 49.537ha, sản lượng 133.815 tấn.

Thời gian qua, nghề nuôi thủy sản phát triển rất mạnh nhưng còn nhiều bất cập, nhất là việc đầu tư về hệ thống thủy lợi, giao thông, điện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển về diện tích nuôi, đối tượng nuôi; năng lực của người nuôi tôm, nhất là các hộ nuôi quy mô nhỏ còn hạn chế nhiều về trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, về vốn đầu tư… việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, chất thải, hóa chất xử lý ao nuôi, dư lượng thuốc phòng trị bệnh tích tụ lâu ngày trong lớp bùn đáy ao bị xáo trộn, đưa vào nguồn nước gây nhiễm bẩn hoặc ô nhiễm cho nguồn nước. Một số khu nuôi không có hệ thống xử lý nước hoặc hệ thống xử lý kém hiệu quả, kèm theo đó là tác động của biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, làm dịch bệnh gia tăng.

Trước thực trạng nêu trên và để nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm nước lợ đạt được sản lượng theo nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của UBND tỉnh đề ra đến cuối năm 2020, Phó Chủ tịch của UBND tỉnh Lê Văn Hiểu yêu cầu ngành nông nghiệp tập trung triển khai các giải pháp, gồm: tổ chức lại sản xuất theo chuỗi trong nghề nuôi tôm, chuyển đổi từ quy mô nuôi tôm nhỏ lẻ sang hình thức nuôi tôm tập trung với quy mô diện tích và sản lượng lớn; xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung để áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu của thị trường. Xây dựng mô hình và triển khai thực hiện liên kết chuỗi giá trị giữa nhà nông, nhà cung cấp vật tư, nhà máy chế biến và ngân hàng; đẩy mạnh công tác đưa khoa học công nghệ vào sản xuất giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường, men vi sinh và chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản; chú trọng sản xuất giống tại địa phương; nâng cao việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát giống bố mẹ, tạo được đàn giống có chất lượng, sạch bệnh phục vụ cho người nuôi tôm; quản lý vùng nuôi, cấp mã số hộ nuôi và triển khai nuôi theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ, tăng cường quản lý, giám sát dịch bệnh trong nuôi tôm; nhân rộng mô hình nuôi hiệu quả đến hộ nuôi.

Đồng chí Lê Văn Hiểu cũng đề nghị ngành nông nghiệp tiếp tục đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong nuôi và sản xuất giống tôm, có khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến; tăng cường năng lực cán bộ kiểm dịch, quản lý kiểm soát môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm tôm nuôi. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất; tổ chức các lớp học, hội thảo chuyên đề về quy trình kỹ thuật nuôi và sản xuất giống tôm nước lợ, các tác động của môi trường và dịch bệnh đến sản xuất, để người nuôi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nuôi chung, tại cộng đồng. Đồng thời, thực hiện đầu tư các dự án cấp thiết phục vụ cho các vùng nuôi tập trung; nâng cấp giao thông để thuận tiện phục vụ tại vùng nuôi, tiêu thụ sản phẩm, thu hút nhà đầu tư; mở rộng mạng lưới điện cho các huyện nuôi tôm tập trung, như: Mỹ Xuyên, Trần Đề, Cù Lao Dung và TX. Vĩnh Châu.

Đối với các ngành nghề phụ trợ cho nghề nuôi thủy sản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hiểu cũng nêu một số giải pháp là kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến thức ăn đảm bảo chất lượng; tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến, sản xuất, đầu tư kinh doanh các nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành tôm phát triển, đặc biệt lĩnh vực nuôi tôm công nghệ cao; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị tôm…

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 16/03/2019
Thúy Liễu
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:19 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 16:19 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 16:19 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 16:19 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 16:19 26/11/2024
Some text some message..