Giải pháp giảm mùi hôi bùn của cá nuôi

Mùi hôi bùn là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng cá bị giảm xuống, ảnh hưởng đến giá bán, Chính vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp để làm giảm mùi hôi của buồn được bà con thủy sản quan tâm nhất lúc này.

Cá
Một số loài cá nước ngọt thường hay hôi bùn

Mùi hôi bùn của cá nước ngọt 

Thông thường, một số loại cá nước ngọt sẽ xuất hiện mùi hôi bùn. Nguyên nhân chính gây ra mùi hôi này chính là sự hiện diện của các hợp chất hữu có, chủ yếu là Geosmin và Methyl-Isoborneol (MIB). Những hợp chất này được sản xuất bởi một số loại vi khuẩn và tảo trong môi trường nước, sản sinh ra các hợp chất gây mùi hôi gồm Geosmin (C₁₂H₂₂O), Methyl Bomeol (MIB, C₁₁H₁₂O), và Mucidone (C₁₆H₁₈O₂).

Dần dần cá nuôi sẽ có mùi hôi nếu các chất này tích lũy trong thịt với hàm lượng nhỏ hơn 1µg/kg cá. Điều này giải thích vì sao một số loài cá khi được nuôi trong ao có màu nước xanh đậm thường hay mùi hôi mà theo cách gọi thông thường của bà con là “hôi rong” hay “hôi cỏ”. 

Đặc biệt, ở những ao nuôi không quản lý môi trường tốt, lượng vật chất hữu cơ tích lũy nhiều sẽ tạo điều kiện cho tảo lam và nấm phát triển nhanh, từ đó sản sinh ra nhiều hợp chất gây mùi hôi. Các hợp chất này có thể tồn tại trong nước, bùn, vi sinh vật, và tôm cá hấp thụ chúng từ mang, chuyển tới máu đi khắp cơ thể, hoặc qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn. 

Giải pháp hạn chế mùi hôi bùn 

Để giảm thiểu tình trạng này, cần có biện pháp quản lý môi trường ao nuôi tốt hơn như kiểm soát lượng vật chất hữu cơ, quản lý tảo và nấm, và duy trì chất lượng nước ao nuôi ở mức tối ưu. Bà con có thể tham khảo một số giải pháp mà chúng tôi đề cập dưới đây: 

Quản lý chất lượng nước: Ngoài việc quan sát màu nước, nên thường xuyên đo các chỉ số quan trọng như pH, độ kiềm, amoniac, nitrit, nitrat để đánh giá chính xác chất lượng nước và điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh việc thay nước, có thể sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa vi sinh vật có lợi để phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng amoniac và cải thiện chất lượng nước. Tạo điều kiện phát triển các loài tảo có lợi như tảo lục để cạnh tranh với tảo lam. Trồng thêm các loại cây thủy sinh có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cung cấp oxy cho ao. 

Cá hôi bùn sẽ làm giảm sức hấp dẫn của món ăn khi chế biến

Kiểm tra sự phát triển của tảo lam: Thường xuyên kiểm tra màu nước và duy trì mức độ tảo lam trong giới hạn an toàn để tránh tích tụ chất hữu cơ và giảm thiểu mùi hôi. 

Chuẩn bị đáy ao: Việc tát cạn nước và phơi đáy ao rất quan trọng để làm giảm lượng vi khuẩn và chất hữu cơ phân hủy. Nếu đáy ao có nhiều bùn, việc gạt bỏ lớp đất mặt giúp giảm thiểu tình trạng phân hủy gây mùi. 

Quản lý tảo lam: Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất như CuSO4 có thể kiểm soát sự phát triển của tảo. Cần lưu ý điều chỉnh liều lượng và thời điểm để tránh những tác động tiêu cực như thiếu oxy. 

Sử dụng muối ăn: Đối với ao nuôi nước ngọt, việc sử dụng muối ăn với liều lượng 1 kg cho 1.000 khối nước giúp kiểm soát sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây mùi. 

Lưu ý đến cá biển: Các loại cá biển ít bị ảnh hưởng bởi mùi hôi hơn do môi trường nước mặn giúp kiềm chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây mùi. 

Việc quản lý vi sinh vật thích hợp không chỉ giúp giảm thiểu mùi hôi của cá mà còn cải thiện chất lượng và hình dạng của cá, đồng thời giúp tối ưu hóa quy trình nuôi và tăng hiệu quả kinh tế cho bà con. 

Đăng ngày 09/08/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 10:12 19/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 12:00 17/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 09:00 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 11:10 11/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 18:26 20/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 18:26 20/09/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 18:26 20/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 18:26 20/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 18:26 20/09/2024
Some text some message..